(ĐSPL) - Lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày lễ quan trọng đối với Việt. Tuy nhiên, ngoài lòng thành kính ra, gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng, lễ vật đầy đủ, khấn đúng bài.
Theo tục lệ người Việt, ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) hàng năm là ngày cúng tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Vào ngày này, các gia đình đều sửa soạn tươm tất mâm cúng cùng bài văn khấn. Tuy nhiên, hiều gia đình vẫn chưa biết cách cúng sao cho đúng hay bày biện mâm cúng chuẩn gồm những gì.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những việc cần làm trong ngày lễ ông Công, ông Táo, mọi nhà có thể tham khảo.
1. Sự tích ông Công, ông Táo
Ngày nay, những người già vẫn kể cho con cháu nghe chuyện về sự tích ông Công ông Táo. Trải qua thời gian, những sự tích vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi 1 tên đầy tớ tên là Lốc.
Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.
Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.
Sau này cũng có khá nhiều câu chuyện sự tích ông Công, ông Táo khác được lưu truyền lại.
2. Tại sao phải cúng ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp?
Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân thì thắp hương ở ban thờ này.
Trường hợp nếu không có ban thờ Táo quân thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Vì từ xa xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.
Không chỉ vậy, thời gian gần đây vì công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay đổi giờ cúng lễ ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi như thế nào thì mọi người cũng cần phải tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian, có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ.
Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).
Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Ngoài ra gia đình còn làm mâm cơm gồm các món ăn theo phong tục, đặt lên ban thờ cùng các lễ vật để cúng.
3. Cách bày biện một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ theo đúng nghi lễ
Lễ tiễn gồm hai phần: Lễ vật và mâm cỗ cúng
Lễ vật
[poll3]840[/poll3]
Để các Táo có phương tiện về chầu trời, người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Hiện giờ mọi người mua cá thường mua theo bộ 3 con (cho 3 vợ chồng nhà táo).
Nếu có người không muốn hoặc không có điều kiện thả cá thì có thể dùng cá chép giấy đốt sau khi cúng cũng được. Thường khi bạn mua vàng mã thì trong bộ mũ, áo, hia táo quân hay có cá chép giấy để cùng rồi. Ngoài ra bạn có thể thêm chút vang mã tùy tâm.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Mâm cỗ cúng
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi, thịt luộc, các món nấu nấm, măng…v…v) hay lễ chay (với xôi, chè, trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v…v..) để tiễn Táo công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.
4. Bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo
Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp phổ biến nhất:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Ngoài bài văn khấn trên, trong dân gian còn lưu truyền bài khấn sau:
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :.............
Ngụ tại :.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần , đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT (3 lần)!
Tổng hợp