(ĐSPL) - Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia (INSS) thuộc Đại học quốc phòng Mỹ công bố phân tích chiến thuật được các nước có tranh chấp sử dụng để củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Trong quá trình nghiên cứu kéo dài một năm, INSS đã thu thập các tài liệu liên quan tới các hành động và chiến thuật ở Biển Đông của các quốc gia liên quan từ năm 1995 tới năm 2012.
Trong quá trình nghiên cứu kéo dài một năm, INSS đã thu thập các tài liệu liên quan tới các hành động và chiến thuật ở Biển Đông của các quốc gia liên quan từ năm 1995 tới năm 2012.
Các nước sử dụng chiến thuật gì ở Biển Đông? |
Tiến sĩ Young cho biết: “Một chiến thuật thường hay được dùng nhất là việc sử dụng các lực lượng thi hành luật pháp, lực lượng bán quân sự và cả quân sự để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, còn có chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước. Chiến thuật pháp lý cũng được sử dụng, nhưng không thông dụng như hai cách kia".
Về khía cạnh chiến thuật quân sự và bán quân sự, nhà nghiên cứu Christopher Young giải thích: Nếu một quốc gia sử dụng lực lượng hải quân để tiến vào một khu vực tranh chấp hay sử dụng lực lượng cảnh sát biển để bắt các ngư dân của các quốc gia khác ở vùng biển tranh chấp thì đó cũng có thể coi là chiến thuật quân sự. Ông nói: "Ngay cả việc gia cố các công trình và bố trí lực lượng quân sự trên các hòn đảo tranh chấp cụ thể thì đó được coi là chiến thuật quân sự và bán quân sự”.
Từ nguồn dữ liệu thu thập được, Tiến sĩ Young cùng với cộng sự phân tích các chiến thuật và sách lược mà các nước hay sử dụng nhất để củng cố các tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông. Ông nói: “Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50\% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước (và vùng lãnh thổ) vừa kể”.
Từ nguồn dữ liệu thu thập được, Tiến sĩ Young cùng với cộng sự phân tích các chiến thuật và sách lược mà các nước hay sử dụng nhất để củng cố các tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông. Ông nói: “Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50\% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước (và vùng lãnh thổ) vừa kể”.
Nước sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. |
Hôm 30/3, Philippines đã đệ trình lên một Tòa án quốc tế những bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Cỏ Mây. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa qua cho biết tài liệu được gửi lên Tòa án tại La Hay ở Hà Lan bao gồm gần 4.000 trang phân tích cùng với rất nhiều tài liệu làm chứng cứ. Trong khi đó, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế từng nói với VOA rằng quyền lợi của Việt Nam "hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa".