+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Lao động: "Đổi giờ làm phải xem tác động của nó đến các vấn đề xã hội"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trao đổi với báo chí, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, cho rằng việc thay đổi giờ làm phải xem xét cụ thể tác động của nó đến vấn các vấn đề xã hội.

    Trao đổi với báo chí, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho rằng, việc thay đổi giờ làm phải xem xét cụ thể tác động của nó đến vấn các vấn đề xã hội.

    Chiều ngày 1/11, bên hành lang Quốc hội, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH có trao đổi với báo chí trước đề xuất đổi giờ làm từ 8h sang 8h30 và việc thu ngắn lại thời gian nghỉ trưa của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh.

    Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội. Ảnh: báo Dân trí

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, vấn đề này phải đánh giá xem tác động cụ thể như thế nào đối với các vấn đề xã hội như, giao thông và hiệu quả công việc ra sao. “Việc thay đổi giờ làm việc và giờ nghỉ trưa phải xem xét cụ thể tác động của nó đến vấn các vấn đề xã hội”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

    Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, các đối tượng lao động khối hành chính và người lao động trực tiếp có giờ sinh hoạt khác nhau. Do vậy, giờ làm việc cũng phải phù hợp với từng đối tượng. Trường hợp nếu sửa đổi luật lao động thì cũng phải sửa theo hướng quy định khung, còn cụ thể những trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.

    Ông Dung cũng thông tin thêm, giờ lao động trong ngày phải đánh giá cụ thể không tự nhiên nghĩ ra nên thay đổi thế này, thay đổi thế kia. “Phải nghiên cứu bài bản, khoa học và đánh giá tác động cả về kinh tế - xã hội và yếu tố tác động đến năng suất lao động”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.

    Trước đó, khi thảo luận tại nghị trường về tình hình kinh tế, xã hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị Chính phủ thay đổi giờ làm việc để đạt mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm năng lượng.

    Theo đó, ông Cảnh đưa ra phướng án thay đổi khung giờ làm việc: buổi sáng bắt đầu từ 8h30 và kết thúc vào lúc 17h đối với khối dịch vụ công, các đơn vị giáo dục công lập, trong đó giờ nghỉ trưa kéo dài 1 tiếng.

    Ông Cảnh cho rằng, nếu giờ làm việc bắt đầu vào 8h30, sẽ tránh ùn tắc giao thông và không phải bố trí làm việc lệch giờ. Mọi người trong gia đình có thời gian để đi học, đi làm cùng lúc mà không gây ùn tắc, tiết kiệm thời gian và chi phí, hiệu quả của phương tiện giao thông công cộng tăng lên.

    Việc lùi giờ làm việc buổi sáng tới 8h30 cũng giúp gia đình có thêm thời gian lo cho con cái ăn uống đầy đủ, có thời gian quan tâm tới tình hình học tập của con ở trường. Đặc biệt sẽ không còn hình ảnh trẻ phải thức dậy sớm, vừa đi học vừa ngủ gật hoặc một tay cầm hộp sữa, một tay cầm bánh mì trên đường tới trường.

    Một hiệu quả nữa được ông Cảnh chỉ ra là làm việc bắt đầu từ 8h30, người lao động có thời gian giải quyết công việc cá nhân, giao lưu xã hội vì vậy thời gian làm việc ở cơ quan được nghiêm túc hơn. Ngoài ra, năng lượng chiếu sáng cũng được tiết kiệm khi làm việc muộn hơn thay vì bắt đầu từ 7-7h30 sáng.

    Nguyễn Hà(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-lao-dong-doi-gio-lam-phai-xem-tac-dong-cua-no-den-cac-van-de-xa-hoi-a207579.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan