+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về bạo lực học đường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ GD&ĐT đã chỉ thị các cơ sở giáo dục quán triệt và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh và thân thiện.

    Để tăng cường các giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ bạo lực học đường, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, Bộ GD&ĐT đã chỉ thị các cơ sở giáo dục quán triệt và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh và thân thiện.

    Gần đây liên tiếp xảy ra một số vụ bạo lực học đường ở một số cơ sở giáo dục với tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.

    Vì vậy, để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, thời gian qua với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các điều kiện về vật chất và tinh thần trong cơ sở giáo dục được quan tâm đầu tư, tạo thuận lợi cho học sinh được giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực.

    Để tăng cường các giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ bạo lực học đường, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở, Trưởng phòng GD&ĐT, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phổ biến chỉ thị và quán triệt thực hiện nghiêm túc.

    Theo đó, các sở giáo dục và đào tạo tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường.

    Mỗi cơ sở giáo dục phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng để phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.

    Bạo lực học đường đang xảy ra rầm rộ trong thời gian qua.

    Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức ở địa phương để bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh, phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý…, phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm.

    Song song với đó, đối với các cơ sở giáo dục, Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục; xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng và triển khai bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo quy định của bộ GD&ĐT, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

    Mỗi cơ sở tiến hành xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,…) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.

    Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên, phải tiến hành rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, hình thức đào tạo; gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sư phạm với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên; nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tư vấn trong trường học, xây dựng nội dung, cách thức và hình thức giáo dục phù hợp.

    Ngoài ra, các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-bo-gd-dt-phung-xuan-nha-ra-chi-thi-khan-ve-bao-luc-hoc-duong-a271469.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan