(ĐSPL) - Ông còn ra ngoài nhà bố mẹ đẻ em nói em về thì sẽ dắt trả em về nhà bố mẹ đẻ. Em đi được 1 tháng thì ông đi khám bị mắc tiểu đường (ông năm nay mới 54 tuôi) mọi người trong nhà hỏi thăm. Vợ chồng em cũng gọi điện về hỏi thăm nhưng em không có nói chuyện mà chỉ ngồi nghe chồng em hỏi han thôi.
Em năm nay 25 tuổi. Em người Hà Nội nhưng đang sinh sống tại Hồ Chí Minh. Em mới có 1 cháu trai năm nay 6 tuổi. Chồng em thì tâm lý chiều vợ, mẹ chồng em là con 1 trong nhà cuộc sống thuở bé cũng cực khổ rất nhiều, bố mất sớm có 2 mẹ con gái nương tựa vào nhau từ nhỏ. Mẹ em lấy chồng thì lại được cái bố chồng em cũng đa tình nên có nhiều người bên ngoài. Hai ông bà cũng có 1 khoảng thời gian ly hôn do ông lấy thêm vợ nữa, nhà chồng có 4 anh em nên ông bà chia nhau nuôi. Chồng em là thứ 2 ở cùng ông và em thứ 3, bà nuôi anh cả và em út, nhưng sau đó vì thương con nên bà đã đón 4 anh em về ở chung cùng mình ông thì ở cùng với vợ hai, sau vài năm ông và bà vợ hai chia tay cậu con trai riêng thì theo về ở với mẹ.
Ông lúc này lại quay lại xin lỗi và xin về ở cùng bà chăm sóc các con nghĩ thương con nên bà cũng đồng ý nhưng từ ngày ông về cuộc sống gia đình bị đảo lộn. Bà là người làm chính trong nhà, còn ông chỉ ăn với ngồi chơi không làm gì hết. Bà nhận nhịn đi làm vì các con. Sau này cưới vợ gả chồng cho cả 4 đứa xong hết rồi thì ông với bà cãi nhau về tiền cưới rồi chia đôi tiền mừng ông chọn ở với nhà em còn bà thì ở chú thứ 3. Từ ngày về nhà em ông cũng toàn ăn không làm gì vợ chồng em kinh tế cũng khá giả hàng tháng cũng biếu ông tiền tiêu nên bà thấy không vừa mắt.Từ đó bà nghĩ cho nhà em đủ thứ chuyện. Gia đình lủng củng kêu không thương bà rồi lúc nào cũng mắng vợ chồng em mà chả có nguyên do gì.
Ảnh minh họa. |
Có đợt vừa rồi chồng em đi làm trong nam ở nhà còn mình em với bố chồng ở nhà (do công việc và việc học của cháu nên em không đi theo chồng được) từ đó bà sinh ra nghi ngờ em và càng mắng mỏ trách móc nhiều hơn nữa. Không chịu được em quyết định nghỉ việc xin cho con chuyển trường vào nam với chồng nhưng trước khi chuẩn bị vào thì bố chồng em nói em ở nhà không quan tâm hỏi han ông, khi đi không đưa ông tiền để ông ở nhà chi tiêu rồi nói em mang gửi đồ đạc trong nhà kẻo sợ mất. Ông còn ra ngoài nhà bố mẹ đẻ em nói em về thì sẽ dắt trả em về nhà bố mẹ đẻ. Em đi được 1 tháng thì ông đi khám bị mắc tiểu đường (ông năm nay mới 54 tuôi) mọi người trong nhà hỏi thăm. Vợ chồng em cũng gọi điện về hỏi thăm nhưng em không có nói chuyện mà chỉ ngồi nghe chồng em hỏi han thôi. Thế là ông nói ông sống chết em cũng không quan tâm rồi nói em mất nết các kiểu.
Em đi cũng được 4 tháng rồi. Thỉnh thoảng em có gọi điện cho mẹ chồng nhưng bà toàn nói với giọng như kiểu không muốn nghe vậy. Hỏi bà ăn cơm chưa thì bà lại trả lời hỏi để làm gì thực sự em không biết mình đã làm gì mà để cả bố mẹ chồng đều ghét và muốn đuổi về nhà mẹ đẻ như vậy. Chả lẽ vì ông mà bà ghét vợ chồng em và không hiểu suốt 2 năm ở cùng bố chồng vợ chồng em đâu có làm gì phật ý ông bà đâu mà giờ chuyện gia đình trở nên như vậy. Em nói thêm là không chỉ em bị mẹ chồng lạnh nhạt mà ngay chính chồng em cũng chung số phận như thế. Em không biết giải quyết việc của ông bà như thế nào và nếu em về em không biết phải đối mặt với bố mẹ chồng như thế nào nữa. Thực sự em không biết tìm cách giải quyết như thế nào cả. Em xin chương trình tư vấn giúp em. Em cảm ơn ạ.
Người giữ lửa
Ai đi lấy chồng cũng mong mỏi được bố mẹ, gia đình nhà chồng yêu thương. Tuy nhiên mối quan hệ nàng dâu với gia đình chồng lại vô cùng nhạy cảm và tồn tại nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt hoàn cảnh gia đình chồng em lại không hề đơn giản. Là vợ chồng nhưng hai ông bà lại không sống chung, không có hạnh phúc.
Sau bao nhiêu năm vất vả, một mình bà nuôi các con không có bóng dáng của chồng, có lẽ cũng vì nguyên nhân đó mà bà luôn có ác cảm với ông. Ở tuổi xế chiều bố mẹ chồng cũng dễ thay tính đổi nết, chuyện khó tính là điều đương nhiên. Bố chồng em có thái độ khó chịu từ khi em quyết định dọn về sống chung với chồng. Có lẽ do bản tính không chịu làm việc khiến ông khó chịu khi không còn khoản tiền tiêu cố định. Hai vợ chồng đã có gia đình riêng và không phải chịu trách nhiệm trong việc phải nuôi dưỡng, chu cấp cho bố chồng. Điều này tùy thuộc vào mong muốn và khả năng kinh tế của vợ chồng em.
Chuyện ông không hài lòng, sinh sự và khó chịu cũng là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên em đâu thể làm vừa lòng hết tất cả mọi người, kể cả chuyện được lòng ông thì lại mất lòng bà. Chính vì thế hiện nay hai vợ chồng đang không ở cùng ông bà cũng là một giải pháp để bố mẹ chồng không gây sức ép lên cuộc sống của hai em. Chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người và việc bố mẹ chồng có những điều không vừa ý cũng là điều ngoài tầm kiểm soát của em. Có thể cả hai ông bà đang ác cảm sẽ không thể nào thoải mái, vui vẻ với em nhưng “sống lâu mới biết rõ lòng người”.
Em có thể cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình trong việc thăm nom, hỏi han, thưa gửi với ông bà. Thậm chí không nhận được sự phản hồi từ ông bà nhưng điều quan trọng là em cảm thấy thanh thản và không có gì phải hổ thẹn. Thay vì một mình chịu ấm ức em có thể chia sẻ với chồng để anh ấy hiểu và động viên em vượt qua khó khăn về tâm lý. Có lẽ chồng em là người hiểu rõ nhất tính cách của hai ông bà để luôn ở bên cạnh em và có những sự trao đổi, giải thích với bố mẹ vợ. Em có nghĩ như vậy không? Hy vọng những trao đổi trên đây sẽ phần nào hữu ích cho em. Nếu bạn còn băn khoăn cụ thể nào khác hãy gửi thư đến chương trình, chúng tôi sẽ trao đổi cùng em.
N.G.L