+Aa-
    Zalo

    Bộ Giao thông đề xuất Grab car ko phải gắn mào như taxi truyền thống

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Giao thông cho rằng Grab car là xe hợp đồng điện tử, không cần thiết phải gắn hộp đèn trên nóc xe.

    Bộ Giao thông cho rằng Grab car là xe hợp đồng điện tử, không cần thiết phải gắn hộp đèn trên nóc xe.

    Bộ GTVT vừa chính thức trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó, đơn vị soạn thảo đề xuất xếp Grab vào nhóm xe hợp đồng điện tử, không phải taxi theo đề xuất của các doanh nghiệp taxi.

    Trong bản Dự thảo Nghị định trình Thủ tướng, Bộ GTVT vẫn cho rằng hình thức sử dụng phần mềm để kết nối khách hàng với lái xe, định giá cước… là hoạt động kinh doanh vận tải. Quy định này sẽ loại bỏ những tranh cãi lâu nay,  về việc Grab, Uber… là kinh doanh phần mềm, không phải vận tải nên không bị điều tiết bởi điều kiện kinh doanh vận tải.

    Dự thảo mới trình của Bộ Giao thông chưa nhận được đồng tình của các hiệp hội taxi. Theo Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng, xe Grab bản chất là hoạt động kinh doanh vận tải nên phải được coi là taxi. Các xe này phải có bộ nhận diện riêng như gắn biển màu vàng để phân biệt với xe gia đình, các cơ quan chức năng dễ quản lý.

    Cả nước có 866 đơn vị vận tải với hơn 36.800 phương tiện tham gia thí điểm hợp đồng điện tử. Ảnh: Xuân Đoàn

    Tuy nhiên, trong khi ý kiến của các hiệp hội taxi đề xuất cần quy định chung tất cả xe dưới 9 chỗ ngồi kinh doanh vận tải đều là xe taxi, thì Bộ GTVT lại không đồng tình. Theo đó, với taxi, có taxi công nghệ (dùng phần mềm đặt xe, tính cước), taxi truyền thống (dùng đồng hồ tính cước), hoặc kết hợp cả 2. Những xe này phải gắn mào “taxi” trên nóc xe.

    Với xe vận tải theo hợp đồng, có hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử, nhưng dữ liệu hợp đồng phải chuyển về Sở GTVT địa phương để giám sát và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Trong nhóm này có xe hợp đồng điện tử như đang thí điểm (tức Uber, Grab…).

    Tuy không xếp Uber, Grab vào nhóm xe taxi, mà là xe hợp đồng điện tử, nhưng để đảm bảo công bằng, Bộ GTVT đưa ra điều kiện kinh doanh với 2 nhóm này tương tự nhau. Như với taxi, phải có sức chứa dưới 9 chỗ, niên hạn không quá 12 năm, không được sử dụng xe hoán cải xuống 9 chỗ làm taxi.

    Còn với xe hợp đồng điện tử, chỉ doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng mới được sử dụng xe ô tô dưới 9 chỗ để kinh doanh vận tải khách sử dụng hợp đồng vận tải điện tử. Đồng thời, xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ ngồi cũng phải có niên hạn sử dụng không quá 12 năm, không dùng xe hoán cải từ nhiều chỗ xuống 9 chỗ để vận tải hành khách (tương tự điều kiện taxi).

    “Điều kiện này nhằm đảm bảo công bằng xe hợp đồng xe taxi, do đối tượng này có tính chất, phạm vi hoạt động, sức chứa phương tiện giống xe taxi. Đồng thời, sau 2 năm thí điểm hoạt động của xe hợp đồng điện tử đã phát sinh vấn đề, điều kiện kinh doanh chưa tương đồng, dẫn tới đấu tranh, khiếu nại giữa các đơn vị. Do đó, dự thảo đưa điều kiện 2 loại hình tương đương nhau, để đảm bảo công bằng”, Bộ GTVT nêu quan điểm về dự thảo.

    Ngoài ra, Dự thảo Nghị định trình Thủ tướng cũng bổ sung quy định mới đối với việc quản lý, sử dụng hợp đồng vận tải điện tử; quy định về trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí vận tải.

    Xuân Đoàn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-giao-thong-de-xuat-grab-car-ko-phai-gan-mao-nhu-taxi-truyen-thong-a238959.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan