(ĐSPL) - Đấu trường La Mã, Vạn Lý Trường Thành hay đền Taj Mahal là những kiệt tác ai ai cũng biết đến nhưng cũng có những kỳ quan kiến trúc bị thế giới “lãng quên”.
Cung nghị viện Romania
Tòa cung điện hành chính lớn nhất, đắt đỏ nhất thế giới - cung nghị viện Romania nằm ở thủ đô Bucharest, thực sự là một kỳ quan chưa được nhiều người biết đến.
Luật sư Jann Hoke, người làm việc tại cung điện cho biết cung điện lớn đến nỗi rất khó có thể chụp ảnh được toàn bộ khung cảnh. |
Cung nghị viện được xây dựng năm 1981, theo kiến trúctân cổ điển với 12 tầng nổi và 8 tầng ngầm. Toàn bộ cung điện bao gồm 3,1000 phòng với tổng diện tích khuân viên 330,000 m2.
Để xây dựng cung nghị viện, 1/5 số trung tâm thương mại tại Thủ đô Bucharest, một số bảo tàng lịch sử, hơn 30 nhà thờ và khoảng 30,000 căn hộ bị san bằng.
Thánh đường Djenne, Mali
Thánh đường Djenne được xây dựng năm 1907, là công trình được làm bằng bùn đất lớn nhất thế giới. Nó được coi là một trong những thành tựu lớn nhất mang phong cách kiến trúc Sudano-Sahel và được Unessco công nhận là di sản thế giớinăm 1988.
Mùa hè ở Bắc Phi thường khiến thánh đường xuất hiện những vết nứt, nên trước mùa mưa hàng năm, người dân đều lấy bùn và đất sét phủ lên để bảo vệ thánh đường. |
Dù ít được biết đến nhưng thánh đường Djenne vẫn là niềm tự hào của thủ phủ Djenne và cả đất nước Mali.
Pháo đài Derawar, Pakistan
Pháo đài Derawar có kiến trúc vô cùng hoành tráng, bao gồm 40 pháo đài lớn tuyệt đẹp nổi lên giữa xa mạc, qui tụ với nhau theo hình vuông nổi bật với chu vi 1,500m và cao đến 30m.
Du lịch đến pháo đài Derawar, du khách cần phải thuê người hướng dẫn và xe hay lạc đà để di chuyển giữa xa mạc. |
Được coi là một trong những kiến trúc hoàn hảo giữa xa mạc Cholistan, nhưng không nhiều người biết về nó, thậm chí hầu hết người Pakistan cũng không biết về sự tồn tại của kỳ quan này.
Giếng Chand Baori, Ấn Độ
Một trong những kì quan bị Ấn Độ “lãng quên”, Giếng Chand Baori được Vua Chanda của triều đại Nikumbha xây dựng giữa những năm 800-900, theo kiến trúc giếng thang có hình vuông, với 13 tầng. Đến độ sâu 30m sẽ có một hồ nước xanh ngọc lục tuyệt đẹp.
Đặc biệt, các bậc thang của giếng như một mê cung, xây dựng theo cấu trúc đối xứng tạo thành hình con đường dài vô tận sâu dưới lòng đất. Với 3,500 bậc thang, Giếng Chand Baori trở thành một trong những giếng sâu và lớn nhất thế giới.
Cầu Stari Most, Bosnia- Herzegovina
Cầu Stari Most còn được người dân bản địa gọi là “Cầu cổ”, được xây dựng năm 1566 bởi khiến trúc sư Thổ Nhĩ Kì Mimar Hajrudi, bằng 456 khối đá và là điểm trung tâm của thành phố 427 năm trước.
Người dân ở đây có truyền thống lâu đời là nhảy từ cầu Stari Most xuống sông Neretva và lặn dưới làn nước băng giá để thể hiện tài năng cùng sự dũng cảm. |
Cầu Stari Most nằm ở thành phố Mostar, bắc qua sông Neretva, rộng 4m, dài 30m và cao 24m. Nó được coi là một trong những biểu tượng của kiến trúc hồi giáo ở khu vực Balkan.
Tuy nhiên, trong những năm 1990, cây cầu bị phá hủy bởi chiến tranh Bosnia. Sau chiến tranh cầu đã được xây dựng lại, phải mất 10 năm đến tháng 7/2004 cây “cầu cổ” này mới được hoàn thành.
Đại tường thành Ấn Độ
Đại tường thành Ấn Độ đã bị lu mờ bởi Vạn Lí Trường Thành Trung Quốc nên hếm ai biết đến sự tồn tại của nó.
Đại tường thành Ấn Độ nằm ở Rajasthan còn được gọi là Kumblalgarh, là bức tường thành dài thứ hai trên thế giới. Bức tường thành có độ dày 4,5m, dài 36km và có 7 cổng thành kiên cố.
“Truyền thuyết kể rằng, dù đã nỗ lực xây dựng nhiều lần nhưng Đại tường thành vẫn không thể hoàn tất. Vì thế nhà vua đã nghe theo lời đại thần quan là phải tế thần thì mới có thể xây dựng thành công bức tường bảo vệ nhân dân. Một người đã nguyện hi sinh làm vật tế thần để người dân được bảo vệ. Ngày nay tại cổng chính, nơi người tế thần hi sinh được lập một ngôi đền để chôn cất và tưởng nhớ công ơn của người này.”
Vào thế kỉ 19, bức tường đã được mở rộng để bảo vệ hơn 360 ngôi đền bên trong. Tuy nhiên nó vẫn là một kho báu bí mật ít người biết đến nhất trên thế giới.
Nhà thờ hồi giáo Sheikh Lotfollah, Iran
Mái vòm được xây bằng loại gạch đặc biệt có thể thay đổi màu sắc cả ngày từ màu kem đến màu hồng. |
Nhà thờ hồi giáo Sheikh Lotfollah được mô tả là một kiệt tác kiến trúc mang phong cách Safavidiran – một sự hài hòa về cấu trúc màu sắc thanh lịch.
Nằm trong quảng trường Naghsh-i Jhan tại thành phố Isfahan, thánh đường được xây dựng giữa năm 1603 và 1619 dưới thời vua Shah Abbas trị vì. Nó được đặt tên theo một vị học giả Hồi giáo được người dân tôn kính, Sheikh Lotfollah, cũng là nhạc phụ của nhà vua đương thời.
Cách trang trí và bố cục của thánh đường vô cùng tinh tế, thanh lịch. Bên trong thánh đường, các bức tường được trang trí cầu kì, phức tạp cùng với thiết kế hoa văn của trần nhà khi ánh sáng chiếu vào sẽ tạo ra sự biến đổi màu sắc liên tục thay đổi từ màu tối đến màu sáng.