+Aa-
    Zalo

    Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022: Những lá phiếu quan trọng với Tổng thống Biden

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới và dưới đây là những điều cần biết về cuộc bầu cử này.

    Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022: Những lá phiếu quan trọng với Tổng thống Biden

    Minh Hạnh

    Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới và dưới đây là những điều cần biết về cuộc bầu cử này.

    The Guardian nhận định, bầu cử Mỹ được tổ chức như Thế vận hội Olympics. Nếu các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra đều đặn với cứ 4 năm một lần, giống như Thế vận hội mùa hè vào các năm 2020, 2016, 2012, 2008… thì các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lại tương đương với sự kiện Thế vận hội mùa đông, diễn ra xen kẽ vào các năm 2022, 2018, 2014, 2010, 2006, 2002…

    Theo đó, cụm từ “midterm”, nghĩa là giữa nhiệm kỳ, hoàn toàn phù hợp để chỉ một cuộc bầu giữa diễn ra trong nhiệm kỳ của một vị tổng thống Mỹ. Các chuyên gia cũng coi cuộc bầu cử này là một sự đánh giá đối với hiệu quả làm việc của người đứng đầu Nhà Trắng sau khoảng 2 năm.

    Trên thực tế, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới, là cơ hội để các cử tri đưa ra phán quyết cấp quốc gia về hiệu quả công việc của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, tên của ông Biden sẽ không xuất hiện trên các lá phiếu bầu cử này. Thay vào đó, các yếu tố khác mang tính quyết định bao gồm các ứng viên cụ thể trong cuộc bầu cử, động lực địa phương hoặc các vấn đề quan trọng cấp quốc gia.

    Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu các thành viên của Hạ viện và Thượng viện. Nhiều bang và chính quyền địa phương cũng sẽ tổ chức các bầu cử của riêng họ.

    Ai sẽ tranh cử?

    Theo Hiến pháp Mỹ, các thành viên Hạ viện và khoảng 1/3 thành viên Thượng viện sẽ tham gia cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Tỷ lệ cử tri tham gia các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường thấp hơn so với cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, những thách thức với các ứng viên tranh cử không phải vì thế mà sẽ thấp hơn. Cuộc bầu cử tháng 11 tới cũng không phải ngoại lệ.

    Cụ thể, toàn bộ 435 ghế trong Hạ viện và khoảng 35 trong số 100 ghế Thượng viện sẽ được bầu lại. Đối với cuộc đua vào Thượng viện, 35 ghế được bầu sẽ bao gồm 34 ghế tiêu chuẩn và 1 ghế đặc biệt để thay thế Thượng nghị sĩ James Inhofe của Oklahoma đã nghỉ hưu.

    Ngoài ra, các cử tri cũng sẽ tham gia các cuộc bầu cử tại địa phương để chọn ra 36 thống đốc bang và thị trưởng nhiều thành phố, cùng các quan chức địa phương.

    Điểm chính của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vẫn sẽ là cuộc đua vào Hạ viện và Thượng viện, cơ quan lập pháp của chính phủ liên bang và chịu trách nhiệm xây dựng luật. Trong đó, các hạ nghị sĩ sẽ phục vụ với nhiệm kỳ 2 năm và các thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm.

    Mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ đại diện, tổng cộng 100 người. Thượng viện hiện được chia đều giữa 50 thành viên Đảng Dân chủ (bao gồm cả những người độc lập Angus King và Bernie Sanders, những người bỏ phiếu kín, hoặc liên kết, với Đảng Dân chủ) và 50 thành viên Đảng Cộng hòa. Phó Tổng thống Kamala Harris, một đảng viên Đảng Dân chủ, đã nhận được 26 phiếu thuận, nhiều hơn bất kỳ phó tổng thống nào kể từ thời ông John Calhoun năm 1825-1832.

    Bản đồ cuộc đua Thượng viện cho thấy năm 2022 có thể là một năm khó khăn đối với đảng Cộng hòa. Họ phải bảo vệ 21 trong số 35 ghế vào tháng 11 này. Hai trong số các cuộc đua đó là ở các bang mà Tổng thống Donald Trump đã thua vào năm 2020: Wisconsin và Pennsylvania. Đảng Dân chủ, trong khi đó, chỉ có 14 ghế đương nhiệm phải bảo vệ, tất cả đều ở các bang mà Tổng thống Biden đã giành chiến thắng.

    Mỗi bang nhận được đại diện trong Hạ viện tương ứng với quy mô dân số của bang. Hạ viện hiện có 221 thành viên Đảng Dân chủ, 212 thành viên Đảng Cộng hòa và 2 ghế trống (do hạ nghị sĩ Jackie Walorski đã qua đời và hạ nghị sĩ Charlie Crist từ chức).

    Về các vị trí trong Hạ viện, hầu hết các ghế không quá cạnh tranh. Một phân tích của CBS ước tính chỉ có khoảng 81 “ghế cạnh tranh”, tức là lợi thế của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà chỉ chênh nhau khoảng 5% để giành được vị trí này.

    Trong lịch sử, đảng của tổng thống đương nhiệm gần như luôn mất ghế Hạ viện giữa nhiệm kỳ. Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đảng của tổng thống đã mất trung bình 29 ghế Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên. Một ngoại lệ đáng chú ý là cựu Tổng thống George W Bush, sau vụ khủng bố ngày 11/ 9/2001, đảng Cộng hòa của ông đã giành được 8 ghế Hạ viện vào năm 2002.

    Kết quả bầu cử có ý nghĩa gì?

    Đảng Cộng hoà hiện vẫn tin rằng lịch sử sẽ lặp lại và họ đang tích cực truyền tải các thông điệp trong chiến dịch tranh cử, tập trung vào các vấn đề bao gồm an ninh biên giới, tội phạm và lạm phát.

    Tuy nhiên, đảng Cộng hoà hiện vẫn đang gặp nhiều thách thức không mong đợi, phải kể tới tầm ảnh hưởng của cựu Tổng thống Donald Trump, một số thành viên đảng Cộng hoà cực đoan và việc Toà án Tối cao đảo ngược quyền phá thai của phụ nữ.

    Trong khi đó, đảng Dân chủ thì tự tin hơn về cuộc đua vào Thượng viện. Họ chỉ cần giữ vững khoảng 14 ghế còn đảng Cộng hoà phải bảo vệ được 21 ghế.

    Theo kết quả cuộc thăm dò mới đây của NBC, tỷ lệ cử tri mong muốn đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Quốc hội đang ngang bằng, khoảng 46%. Dù kết quả cuộc bầu cử này có thế nào thì ông Joe Biden vẫn là tổng thống Mỹ nhưng phần còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

    Nếu đảng Cộng hoà giành quyền kiểm soát Hạ viện, hoặc Thượng viện, hoặc cả 2, họ sẽ có quyền chặn nhiều chương trình lập pháp của Tổng thống Biden và tiến hành một số mục tiêu đảng phái khác. Ngoài ra, lợi thế đa số tại Thượng viện cũng sẽ giúp đảng kiểm soát tác động tới các quyết định bổ nhiệm trong nội các và tư pháp, chẳng hạn như nếu có vị trí trống trong Tòa án Tối cao.

    Cuộc bầu cử năm nay sẽ có thêm một yếu tố quyết định khác. Các cuộc bầu cử thống đốc, thư ký, tổng chưởng lý và các cơ quan lập pháp tiểu bang có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Những người chiến thắng cũng có đưa ra những quyết định có tính ảnh hưởng lớn về các vấn đề như quyền phá thai, quyền bỏ phiếu và các cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai.

    Ở hầu hết các bang, các cơ quan lập pháp bang có sẽ kiểm soát quá trình phân chia ranh giới của các khu vực quốc hội để điều chỉnh cho những thay đổi về dân số. Bên nắm quyền kiểm soát có xu hướng vạch ra các ranh giới cho lợi thế chính trị của riêng mình và những tác động sâu rộng đến quyền kiểm soát Hạ viện trong tương lai.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-cu-giua-nhiem-ky-my-2022-nhung-la-phieu-quan-trong-voi-tong-thong-biden-a554355.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan