+Aa-
    Zalo

    Bất ngờ nữ sinh tự tìm ra 17 hành tinh mới khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các nhà khoa học đánh giá rất cao 17 hành tinh do Michelle Kunimoto phát hiện tuy nhiên cần phải thêm thời gian xác minh để 17 hành tinh này được công nhận và đặt tên.

    Các nhà khoa học đánh giá rất cao 17 hành tinh do Michelle Kunimoto phát hiện tuy nhiên cần phải thêm thời gian xác minh, bổ sung để 17 hành tinh này được công nhận và đặt tên.

    Nữ sinh Michelle Kunimoto tìm ra 17 hành tinh mới. 

    17 hành tinh mới được nữ sinh Michelle Kunimoto phát hiện khi thực hiện luận văn tiến sĩ. Được biết, cô đã sử dụng dữ liệu vũ trụ công khai bởi NASA. “Đây là một khám phá lớn. Tôi rất hào hứng với khám phá này”, Kunimoto cho hay.

    Michelle Kunimoto cũng đã dành rất nhiều thời gian để quét các vùng không gian rộng lớn. Kết quả đạt được thật bất ngờ khi phần lớn hành tinh mà cô tìm thấy đều có kích thước lớn hơn nhiều so với Trái đất, trong khi hành tinh nhỏ nhất cũng bằng 2/3 hành tinh chúng ta.

    Kunimoto hiện đang là tiến sĩ tại Khoa Vật lý và thiên văn học thuộc Đại học British Colombia (UBC). “Tất cả dữ liệu gốc đều được công khai. Phát hiện của tôi có được nhờ sự đào sâu những thứ đã được tìm thấy từ trước”, tiến sĩ Kunimoto nói.

    Các hành tinh do Michelle Kunimoto tìm thấy đều cách xa chúng ta hàng nghìn năm ánh sáng. Về bản chất, chúng không thể được nhìn thấy từ Trái đất, ngay cả bằng loại kính viễn vọng uy lực nhất. Thay vào đó, Kunimoto đã tìm ra chúng bằng phương pháp “gián tiếp”.

    “Mỗi khi một hành tình đi qua trước một vì sao lớn, nó sẽ chắn một phần ánh sáng của ngôi sao đó. Tôi đã tìm kiếm chúng qua dấu hiệu giảm độ sáng này”.

    Trong số 17 trường hợp cô tìm thấy, một trong số chúng rất đặc biệt là hành tinh KIC-7340288 b. Nó có kích thước gấp rưỡi trái đất - đủ để sinh ra nước đá đá, thay vì khí như các hành tinh lớn hơn. Bởi lẽ nếu kích thước của hành tinh không quá lớn thì áp suất khí quyển có khả năng để tạo ra nước dưới dạng bằng đá. "Rõ ràng, điều này có ý nghĩa quan trọng để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống", Kunimoto nói, cô cũng cho biết, nếu hành tinh này được xác nhận, nó sẽ là một trong những hành tinh hiếm nhất mà chúng ta tìm thấy cho đến nay.

    Kunimoto không xa lạ gì với việc khám phá các hành tinh, trước đây cô cũng đã từng phát hiện ra bốn hành tinh ngay khi cô còn là sinh viên đại học.

    Trước đó, học sinh trường trung học Scarsdale, Mỹ sau khi thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA cũng đã tìm thấy một ngoại hành tinh trong hệ sao TOI 1338.

    Khám phá được thực hiện bởi Wolf Cukier, 17 tuổi, dựa trên dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng không gian TESS của NASA. Đây là ngoại hành tinh duy nhất được tìm thấy trong hệ sao nhị phân TOI 1338 cách Trái Đất khoảng 1.300 năm ánh sáng.

    Hành tinh mới, được đặt tên TOI 1338 b, nặng gấp 6,9 lần Trái Đất và mất 94 ngày để quay hết một vòng xung quanh hai ngôi sao chủ (có khối lượng bằng 1,1 và 0,3 lần so với Mặt Trời của chúng ta). Nó chắc chắn không có khả năng tồn tại sự sống do có quỹ đạo quá gần ngôi sao.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-ngo-nu-sinh-tu-tim-ra-17-hanh-tinh-moi-khien-cac-nha-khoa-hoc-ngo-ngang-a313986.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan