+Aa-
    Zalo

    Báo nước ngoài theo tàu chấp pháp Việt Nam ra biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hiện phía Việt Nam cũng đã đưa các đoàn phóng viên báo chí của quốc tế theo tàu chấp pháp ra khu vực giàn khoan HD-981 đang hạ đặt trái phép để đưa tin.

    (ĐSPL) – Việt Nam đã đưa các đoàn phóng viên báo chí của quốc tế theo tàu chấp pháp ra khu vực giàn khoan HD-981 đang hạ đặt trái phép để đưa tin về hành động gây hấn của Trung Quốc.
    Ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật chiều 13/5.
    Theo ông, Việt Nam có nên mời báo chí quốc tế theo các tàu chấp pháp của ta ra khu vực Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép hay không?
    Việc này là rất cần thiết. Việc phóng viên quốc tế được đến hiện trường nơi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 sẽ giúp cho bạn bè quốc tế thấy rõ hơn các hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; thấy rõ hơn các hoạt động gây hấn, đe dọa an toàn và tính mạng của các hoạt động của lực lượng chấp pháp Việt Nam (Cảnh sát biển, Kiểm ngư…).
    Riêng về phía Việt Nam cũng đã có phóng viên đến hiện trường, khu vực Trung Quốc đang cho đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Mời báo chí quốc tế ra tác nghiệp tại khu vực giàn khoan

    Ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

    - Ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí trong việc phản ánh về tình hình vi phạm của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian vừa qua?
    Trước việc Trung Quốc cho đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bên cạnh đó liên tiếp có các hành động gây hấn đối với các lực lượng chấp pháp của Việt Nam bao gồm cảnh sát biển và kiểm ngư, phải nhìn nhận rằng, tất cả các cơ quan báo chí cả trong nước và nước ngoài đều đưa tin khá trung thực và khách quan.
    Thông tin của báo chí không chỉ giúp dư luận hiểu rõ hơn về các tình hình đang diễn ra, mà còn góp phần làm rõ được các hành động phi pháp của phía Trung Quốc như liên tiếp va chạm và tấn công tàu Việt Nam, phun vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, gây thương tích cho các kiểm ngư viên đang làm nhiệm vụ trên các tàu kiểm ngư; cho máy bay bay thấp trên không phận của các tàu Việt Nam đang hoạt động để gây sức ép, đe dọa và uy hiếp các tàu Cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của chúng ta.
    -  Mức độ, liều lượng thông tin như vậy đã đạt yêu cầu hay chưa, thưa ông?
    Theo nhận định của tôi, mức độ thông tin trong thời gian vừa qua là hoàn toàn phù hợp. Tới đây, lực lượng phóng viên của các cơ quan báo chí đã đi trực tiếp ra hiện trường về sẽ còn tiếp tục đưa nhiều thông tin xác thực hơn nữa.
    Tất cả các hoạt động của Trung Quốc như dùng cả tàu và máy bay quân sự hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, liên tục có hành động gây hấn với các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đều được lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư thông báo ngay cho các cơ quan liên quan để cung cấp cho các cơ quan báo chí.
    Mời báo chí quốc tế ra tác nghiệp tại khu vực giàn khoan

    Các đoàn phóng viên báo chí quốc tế tỏ ra rất lo ngại trước các hoạt động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

    Các đoàn phóng viên báo chí quốc tế tỏ ra rất lo ngại trước các hoạt động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc, bởi nó không chỉ làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh hàng hải của Việt Nam, mà việc các máy bay của Trung Quốc thường xuyên qua lại trên vùng trời biển Đông cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến không phận trên biển Đông.

    Bên cạnh đó, các phóng viên quốc tế cũng rất chia sẻ với sự kiềm chế của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển.
    Theo ông, trong thời gian tới, báo chí nên tiếp tục tập trung phản ánh những điểm gì?
    Thời gian tới báo chí nên tiếp tục tập trung vào thông tin làm rõ thiện chí, quan điểm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, thực hiện nghiêm công ước luật biển quốc tế, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thỏa thuận giữa các bên về giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Đồng thời phản ánh các hoạt động của bà con ngư dân tiếp tục bám biển làm ăn, kết hợp với góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, động viên các lực lượng chấp pháp như cảnh sát biển, kiểm ngư, tiếp tục giúp dư luận trong nước và quốc tế hiểu rõ bản chất của vấn đề.
    - Xin cảm ơn ông!
    Clip 15 tàu Trung Quốc bao vây tàu Kiểm ngư Việt Nam:
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-nuoc-ngoai-theo-tau-chap-phap-viet-nam-ra-bien-dong-a32834.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan