+Aa-
    Zalo

    Bạn nên chuẩn bị gì cho vòng phỏng vấn việc làm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có thể nói, trong cả một quá trình tìm việc thì vòng phỏng vấn chính là vòng để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có nên chọn bạn hay không?

    Có thể nói, trong cả một quá trình tìm việc thì vòng phỏng vấn chính là vòng để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có nên chọn bạn hay không? Nếu bạn tỏ ra úng túng, rụt rè, lo sợ khi  đối diện với nhà tuyển dụng thì đồng nghĩa với việc bạn đang tự đánh mất cơ hội việc làm của mình.  
    Sau đây là những  bí quyết giúp bạn đối diện thành công  với nhà tuyển dụng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hãy sử dụng nó như chìa khóa để mở ra cánh của việc làm cho bạn nhé!
    Bình tĩnh và tự tin
    Các nhà tuyển dụng cho rằng:  Cuộc phỏng vấn là cơ hội để các ứng viên thể hiện bản thân.  Vì thế, khi đối diện với nhà tuyển dụng, các ứng viên hãy cố gắng giữ bình tĩnh, gạt bỏ mọi áp lực, căng thẳng để đối thoại một cách tự nhiên, tự tin thể hiện năng lực và trình độ của mình.
    Để bình tĩnh và tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng, ứng viên phải nỗ lực và đầu tư thời gian, công sức cho việc tìm hiểu về công ty, cũng như chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn, tìm câu trả lời cho một số câu hỏi điển hình...  Nếu bạn không làm tốt những điều này, bạn sẽ không thể tự tin khi đối diện với họ và như thế  tức là bạn đang để cơ hội việc làm vụt khỏi tầm tay của bạn. 
    Kiến thức về công ty
    Tìm hiểu về công ty qua trang web, ứng viên sẽ có những hiểu biết cơ bản về công ty đồng thời tìm hiểu về những khó khăn, thách thức công ty đang gặp phải để có thể đối phó với những câu hỏi về giải quyết khó khăn, khủng hoảng của nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 
    Nói về điều này, một chuyên gia tuyển dụng lâu năm chia sẻ: "Điều khiến tôi ấn tượng nhất khi phỏng vấn các ứng viên chính là cách họ thực hiện những nghiên cứu về công ty. Tất nhiên, thông tin về công ty ngày nay rất dễ tìm kiếm qua mạng nhưng không ít ứng viên còn chịu khó đào sâu, nghiên cứu báo cáo tài chính, báo cáo theo quý, kiểm tra giá trị cổ phiếu hiện hành hay đơn thuần là tìm hiểu về giám đốc công ty... cho thấy kỹ năng nghiên cứu, trí thông minh và sự tự tin của ứng viên cũng như khả năng làm chủ trong công việc. Rõ ràng, ứng viên đó đã hiểu rằng, việc họ lựa chọn công ty cũng giống như công ty chọn ứng viên vậy.
    Chứng minh khả năng làm việc
    Không chỉ dừng lại ở đó, các ứng viên muốn đối diện thành công với nhà tuyển dụng cần phải chứng minh được khả năng làm việc của mình cho nhà tuyển dụng. Bởi khi đã ứng tuyển vào bất cứ một công việc gì, ngoài CV/hồ sơ, bạn còn phải chứng minh được khả năng làm việc của bạn thông qua các tài liệu có liên quan đến quá trình làm việc của bạn như một sáng kiến, một bài nghiên cứu đã được đăng tải trên báo chí hay bất kỳ một giải thưởng nào bạn từng đạt được...
    Đây là lúc bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rõ bạn có thể làm được những gì cho công ty. Những việc bạn đã đạt được trong quá khứ là một bằng chứng thuyết phục giúp nhà tuyển dụng tin tưởng vào năng lực của bạn.
    Xây dựng kể hoạch phát triển sự nghiệp
    Ngoài ra, xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp là một chiến thuật vô cùng hữu ích khi đối diện nhà tuyển dụng. Việc lập kế hoạch này không chỉ cho thấy khả năng của bạn mà còn thể hiện sự sáng tạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi nghiên cứu về công ty và yêu cầu của vị trí cần tuyển, bạn hãy suy nghĩ những cách thức mới để đạt được mục tiêu. Kế hoạch đó có thể bao gồm những ý tưởng mới để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Có thể bạn không đủ thời gian trình bày hết với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn nhưng họ vẫn dành thời gian xem xét chúng sau khi bạn ra về.
    Có thể nói, đối diện với một nhà tuyển dụng là một cuộc trải nghiệm thú vị nhưng sự lo lắng quá mức đôi khi chỉ khiến bạn mất thời gian và đánh mất cơ hội. Việc chuẩn bị chu đáo từ kiến thức chuyên môn, hiểu biết về công ty, lòng nhiệt thành... là rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng quá vội vàng trước mọi câu hỏi người phỏng vấn đưa ra, bởi điều đó chẳng chứng tỏ được điều gì cả. Vì thế, tốt nhất, sau mỗi câu hỏi, bạn nên có một vài phút suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời. 
    Nguồn: viec lam da nang - viec lam long an
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-nen-chuan-bi-gi-cho-vong-phong-van-viec-lam-a78965.html
    Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

    Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

    Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Trước khi tìm được một công việc phù hợp phải trải qua phỏng vấn

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

    Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

    Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Trước khi tìm được một công việc phù hợp phải trải qua phỏng vấn

    Test – Hình thức phỏng vấn phổ biến

    Test – Hình thức phỏng vấn phổ biến

    Tuyển dụng thường dựa trên cơ sở một hoặc vài cuộc phỏng vấn, tuy nhiên để hình dung chính xác và đầy đủ về một cá nhân thì một cuộc nói chuyện ngắn thật sự quá ít.