+Aa-
    Zalo

    Bài văn cúng và cách sắp lễ trong Tết Đoan ngọ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Mâm lễ trong Tết Đoan ngọ chỉ cần các loại hoa quả, một chút rượu, một ít nước cùng vàng mã hương hoa là đủ.

    (ĐSPL) – Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) là dịp để con cháu bày tỏ lòng tôn kính, thành tâm với tổ tiên. Vì vậy, bài cúng Tết Đoan ngọ là điều được nhiều người quan tâm trong ngày này.

    Tết Đoan ngọ từ lâu đã tồn tại trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của người Việt. Tết Đoan ngọ ở Việt Nam còn gọi là “ngày giết sâu bọ”, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

    Người ta tin rằng, ăn món ăn đầu tiên trong ngày thì sâu bọ, giun sán sẽ bị chết. Theo thông lệ, vào sáng sớm ngày này, mọi người chưa ăn uống gì sẽ lót dạ bằng các loại hoa quả như mận, vải, dưa hấu… và rượu nếp. Chính vì vậy, bát rượu nếp hay mận tươi là món ăn khoái khẩu không thể thiếu trong ngày lễ.

    Ngoài ra, nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Ở nhiều địa phương, ven biển đúng giờ Ngọ, người dân còn đi tắm biển. Nhiều người còn hái lá cây trong vườn tắm để lấy dương khí.

    Bài khấn cúng Tết Đoan ngọ
    Mâm cúng Tết Đoan ngọ.

    Với mâm lễ cúng, thông thường trong ngày này mâm lễ các gia đình thường bày biện các thứ sau:

    - Các loại quả: Mận, vải, chuối, dưa hấu, hồng viêm…

    - Rượu

    - Nước

    - Vàng mã, hương, hoa

    Văn khấn ngày Tết Đoan ngọ:

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

    - Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

    Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………

    Ngụ tại:……………………………………………………………..

    Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Phục duy cẩn cáo!

    Hạ Vy(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]iK1XTw6lBp[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-van-cung-va-cach-sap-le-trong-tet-doan-ngo-a35231.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cúng Thanh minh như thế nào cho đúng?

    Cúng Thanh minh như thế nào cho đúng?

    (ĐSPL) - Thanh minh là dịp để con cháu tỏ lòng tưởng nhớ tới tiền nhân qua việc tu sức mồ mả qua đó cầu mong vong hồn tiên tổ luôn soi xét phù hộ độ trì cho gia đình.