+Aa-
    Zalo

    Bắc Ninh – Nỗ Lực làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Là địa phương giàu truyền thống cách mạng với nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 125.413 đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có 17.362 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Xuyên suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa mang ý nghĩa chính trị-xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng vào việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

    Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn nỗ lực tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đối với người có công. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu kịp thời việc triển khai các chính sách. Công tác xác lập hồ sơ bảo đảm công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng thụ hưởng chế độ ưu đãi. Sở cũng tham mưu xây dựng và ban hành nhiều thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết các chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân đồng thời chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng.

    Từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh tiếp nhận, xác nhận mới và giải quyết chế độ chính sách cho 2.702 người có công với cách mạng. Thực hiện chi trả chế độ chính sách ưu đãi hàng tháng cho 17.575 đối tượng đang hưởng trợ cấp; giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục cho hơn 10 nghìn lượt con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ, con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; tổ chức điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho 74.282 lượt người; cấp BHYT cho 187.893 lượt người có công; cấp 4.533 dụng cụ chỉnh hình. Toàn tỉnh tặng 4.573 sổ tiết kiệm tình nghĩa, xây dựng và sửa chữa 4.415 nhà ở cho người có công…

    Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện chính sách đối với người có công. Tỉnh ban hành nhiều chế độ, chính sách đặc thù như: Hỗ trợ về nhà ở người có công; bố trí sắp xếp việc làm cho con liệt sĩ, thương, bệnh binh nặng vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước; hỗ trợ người có công và thân nhân người có công từ 70 đến dưới 80 tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng người cao tuổi; thực hiện điều dưỡng, phục hồi sức khỏe đối với người có công với cách mạng thuộc diện điều dưỡng hai năm một lần trong năm không thực hiện chế độ từ nguồn kinh phí Trung ương; hỗ trợ bằng tiền mặt đối với các trường hợp được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”…

    Năm nào cũng vậy, gần Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27-7) các cấp, các ngành lại tổ chức nhiều đoàn đi thăm, tặng quà người có công, gia đình chính sách. Năm nay, tỉnh sớm ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ngành, các cấp trực tiếp đến nhiều gia đình chính sách để thăm hỏi, tặng quà, kịp thời động viên Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương, bệnh binh, nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin. Những hoạt động thiết thực này làm ấm lòng, kịp thời động viên gia đình chính sách vươn lên, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước.

    Dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7 năm nay, toàn tỉnh có 117 điểm tổ chức lễ thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh. Mùa tri ân năm nay là năm thứ 2 chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Dù vậy, các địa phương vẫn trọng thể tổ chức hết sức trang nghiêm, thành kính và đảm bảo tối đa công tác phòng, chống dịch.

    o1

    Bí Thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan dâng hương, hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thị trấn Lim (Tiên Du)

    Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trở thành việc làm thường xuyên trong xã hội. Từ năm 2013 đến nay, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” nhận được trên 45 tỷ đồng ủng hộ. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27-7), các ngày lễ lớn, Tết cổ truyền dân tộc được quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, tri ân những người đang sống, việc chăm lo phần mộ, tu bổ nghĩa trang, các công trình ghi công liệt sĩ, công tác quy tập hài cốt liệt sĩ được chú trọng thực hiện. Ngoài phần kinh phí do Trung ương đầu tư, trong khoảng 10 năm qua, các địa phương huy động các nguồn lực xã hội hoá với gần 40 tỷ đồng để thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo, nâng cấp 117 nghĩa trang liệt sĩ, nơi an nghỉ của hơn 16 nghìn liệt sĩ khang trang, sạch đẹp…

    Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng xã hội, đến nay tỉnh Bắc Ninh không có hộ nghèo là người có công với cách mạng; 99,8% hộ gia đình người có công của tỉnh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú; 100% xã, phường, thị trấn giữ vững danh hiệu làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

    Để làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, thời gian tới các cấp, ngành và người dân trong tỉnh cần thực hiện tốt pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng trong chính sách sau chiến tranh. Tổ chức thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; ưu tiên đào tạo và hỗ trợ tạo việc làm đối với con liệt sĩ, thương, bệnh binh nặng, người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhằm kịp thời động viên người có công, thương bệnh binh ổn định, vươn lên.

    Ngọc Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-ninh-no-luc-lam-tot-cong-tac-den-on-dap-nghia-a510595.html
    Sóc Sơn: Nhiều hoạt động tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công

    Sóc Sơn: Nhiều hoạt động tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công

    Chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là việc làm ý nghĩa, thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ người Việt Nam trước những đóng góp, hy sinh thầm lặng mà lớn lao của các mẹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ nhiều năm nay, 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đều có người chăm sóc thường xuyên, có các cơ quan, đơn vị phụng dưỡng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sóc Sơn: Nhiều hoạt động tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công

    Sóc Sơn: Nhiều hoạt động tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công

    Chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là việc làm ý nghĩa, thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ người Việt Nam trước những đóng góp, hy sinh thầm lặng mà lớn lao của các mẹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ nhiều năm nay, 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đều có người chăm sóc thường xuyên, có các cơ quan, đơn vị phụng dưỡng.

    Thái Nguyên trọn nghĩa vẹn tình với người có công

    Thái Nguyên trọn nghĩa vẹn tình với người có công

    Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021) tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, anh hùng Liệt sỹ, thương, bệnh binh và người có công với cách mạng.