+Aa-
    Zalo

    Bà trùm Loan "cá" trấn lột, lấy tiền "bảo kê" của tiểu thương đối diện với mức án thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bước đầu cơ quan công an xác định bà trùm Loan "cá" cùng đồng phạm có hành vi uy hiếp, ép buộc thu tiền "bảo kê" các tiểu thương

    Cơ quan công an xác định, bà trùm Loan "cá" cùng đồng phạm có hành vi uy hiếp, ép buộc thu tiền "bảo kê" các tiểu thương buôn bán trước cổng Khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

    Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt khẩn cấp băng nhóm thu tiền bảo kê hàng trăm tiểu thương, người bán tự phát trước cổng Khu công nghiệp (KCN) Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu.

    Trong đó, 2 nghi can Lý Thị Loan (còn gọi là Loan "cá", 39 tuổi) và Hoàng Thị Tuyết Nhung (35 tuổi, cùng ngụ TP Biên Hòa) được xác định là người cầm đầu.

    Dưới góc độ pháp lý của vụ án, trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, luật sư Nguyễn Viết Hưng (Công ty Luật AMI) cho hay, hành vi của các đối tượng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự của địa phương, gây bức xúc trong cộng đồng tiểu thương và người dân sinh sống quanh Khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu. Hơn nữa, với việc ngang nhiên thu tiền bảo kê trong một thời gian dài còn cho thấy sự coi thường pháp luật của các đối tượng và lỏng lẻo trong công tác quản lý của địa phương.

    Theo luật sư Hưng, hành vi của nhóm đối tượng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong trường hợp này có thể áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng gồm: “Có tổ chức”, “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” để truy cứu theo khoản 2 với khung hình phạt là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Chân dung bà trùm Loan "cá". Ảnh: Trí Thức Trẻ

    Tuy nhiên, cần làm rõ thêm tổng số tiền mà các đối tượng đã chiếm đoạt từ các tiểu thương là bao nhiêu, nếu tổng giá trị tài sản mà các đối tượng chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc từ 500.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng theo khoản 3 với khung hình phạt tương ứng là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm hoặc khoản 4 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt tương ứng là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội này còn còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

    Trong khi đó, luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp) cho hay, thông tin dư luận cho biết nhóm của Loan “cá” còn thực hiện hoạt động cho vay nặng lãi và nhiều lần đánh người trong quá trình đòi nợ hoặc đòi tiền bảo kê. Những vấn đề này sẽ được cơ quan điều tra làm rõ và nếu có căn cứ cho thấy nhóm đối tượng đã cho vay với lãi suất vượt quá 5 lần mức lãi suất cao nhất do nhà nước quy định và hưởng lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, các đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015.

    Còn đối với các hành vi cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ, nếu đủ căn cứ sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh này.

    Như tin tức đã đưa, chiều 5/5, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp các đơn vị chức năng bắt nóng Lý Thị Loan và 8 người khác để điều tra về hành vi bảo kê buôn bán tại khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu.

    Công an cho biết, để vây bắt được Loan "Cá", gần 100 cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động... phải bất ngờ vây ráp chợ công nhân tại khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.

    Các mũi trinh sát ngay lập tức bắt giữ khi thấy Loan "cá" cùng đàn em vào cửa hàng sữa cưỡng 

    Cơ quan công an tỉnh Đồng Nai xác định băng nhóm của Loan "cá" hoạt động trên đường Đồng Khởi và tỉnh lộ 768, đoạn trước cổng Công ty TNHH Changshin VN (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu), nơi tập trung hàng trăm tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng thiết yếu cho công nhân trong KCN Thạnh Phú. Theo đó, Loan "cá" cùng đồng phạm dùng vũ lực đe dọa, buộc các tiểu thương buôn bán tự phát tại đây phải nộp tiền "bảo kê" tháng từ 1 - 1,5 triệu đồng. Đối với những người buôn bán dạo thì nhóm của Loan thu theo ngày, với số tiền 50.000 đồng/ngày.

    Bà trùm Loan "cá" là ai?

    Theo báo Tuổi Trẻ Online, ban đầu Lý Thị Loan được gắn cái tên Loan "cá" vì Loan xuất thân là một người buôn bán cá tại chợ Hóa An (phường Hóa An, Biên Hòa). Loan chỉ chuyên bán và bỏ mối cá điêu hồng. Khoảng 6 năm trước, khi Loan "cá" trở thành người "có số" sau những cuộc tranh giành ở chợ Hóa An cũng là lúc Loan thêm nghề cho vay…

    Trao đổi trên báo này, một người dân ở khu vực chợ Hóa An cho biết tiểu thương nào cần tiền thì đến gặp Loan hoặc đàn em của Loan, chịu lãi suất thỏa thuận, với lãi suất rất cao vài chục %.

    Tiếp đó Loan "cá" cho đàn em thu tiền của người buôn bán hàng rong trước cổng Công ty Pouchen (đối diện chợ Hóa An). Khi người buôn bán thắc mắc, không trả "tiền chỗ ngồi bán" thì sẽ có "người lạ" đến đạp đổ, kiếm chuyện đánh đập… Ngoài ra Loan "cá" ngoài việc đứng sau thu tiền "bảo kê" tiểu thương còn tổ chức cho vay nặng lãi nhiều năm nay ở khu vực Biên Hòa.

    Hoàng Yên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-trum-loan-ca-tran-lot-lay-tien-bao-ke-cua-tieu-thuong-doi-dien-voi-muc-an-the-nao-a322408.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan