+Aa-
    Zalo

    Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 500 tấn thủy sản "mắc kẹt" vì không tìm được người mua

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù nhiều người nuôi đã chủ động giảm giá nhưng hơn 500 tấn thủy sản nước ngọt của bà con nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang bị "mắc kẹt" không tìm được người mua do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

    nong dan ba ria vung tau dang e hon 500 tan thuy san dspl
    Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tồn hơn 500 tấn thuỷ sản. Ảnh: VTC News

    Theo thông tin trên VTC News, tính đến ngày 5/8, toàn tỉnh có 531 tấn thuỷ sản (213 tấn thuỷ sản nước ngọt, 383 tấn thuỷ sản nuôi lồng bè) chưa có người mua, đang cần hỗ trợ tiêu thụ, kết nối sản phẩm.

    Theo thống kê của sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tại xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đang tồn 290 tấn hàu Thái Bình Dương; huyện Đất Đỏ và thị xã Phú Mỹ có 118 tấn cá lóc và huyện Châu Đức cũng có hơn 65 tấn cá các loại đang đứng trước nguy cơ bị "ế" hàng.

    Mức giá hải sản tại thời điểm hiện tại cũng thấp hơn rất nhiều so với mọi năm. Cụ thể, giá cá lóc đang bán khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg (giá cùng kỳ năm ngoái 50.000 - 55.000 đồng/kg); giá tôm nuôi giảm so với trước thời điểm dịch bệnh khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg, các mặt hàng khác cũng khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg...

    Nguyên nhân chính của việc thuỷ sản rớt giá và khó tìm đầu ra do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các nhà hàng, khách sạn đã hạn chế thu mua.

    Ngoài ra, cũng vì dịch bệnh diễn biến phức tạp nên việc nhập khẩu vào Campuchia- thị trường lớn nhất của thuỷ sản Bà Rịa - Vũng gặp nhiều khó khăn.

    Hải sản không có người thu mua, trong khi đó, nông dân vẫn phải chi tiền triệu mỗi ngày mua thức ăn cho cá, khiến cuộc sống trong mùa dịch vốn khó giờ càng khó hơn.

    Nhằm hỗ trợ, tìm nguồn tiêu thụ thuỷ sản cho bà con nông dân, nhiều địa phương đã lên nhiều “kịch bản” hỗ trợ, kết nối với một số doanh nghiệp để tiêu thụ thuỷ sản nước ngọt giúp người dân.

    “Ngoài việc liên kết doanh nghiệp, chính quyền địa phương cũng báo cáo thực trạng lên sở NN&PTNT, sở Công Thương… để được hướng dẫn và tìm giải pháp tiêu thụ thuỷ sản giúp địa phương”, bà Trần Thị Kim Loan, Trưởng phòng Kinh tế UBND thị xã Phú Mỹ cho biết.

    Tuy nhiên, cũng theo bà Loan, việc hỗ trợ tiêu thụ, kết nối sản phẩm cho người dân tại địa phương cần phải có thời gian.

    Hiện, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, dù địa phương rất muốn nhanh chóng giải quyết cho bà con nông dân nhưng chưa thể triển khai ngay.

    Về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, từ 18h ngày 5/8 đến 6h ngày 6/8, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 176 ca dương tính nCoV mới. Số ca mắc mới hầu hết đều được ghi nhận trong các khu cách ly, phong tỏa trên địa bàn.

    Tính từ ngày 28/6 - thời điểm ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên, đến nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận tổng cộng 2.007 ca mắc COVID-9. Trong đó, có 242 ca đã khỏi bệnh, số người đang cách ly tập trung là 2.559 trường hợp.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-ria-vung-tau-hon-500-tan-thuy-san-mac-ket-vi-khong-tim-duoc-nguoi-mua-a509348.html
    Khó khăn vì dịch COVID-19: Doanh nghiệp ra quyết định

    Khó khăn vì dịch COVID-19: Doanh nghiệp ra quyết định "bất ngờ" với giá thức ăn thủy sản

    Xuyên suốt năm 2020 cho tới thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp, hộ chăn nuôi rơi vào tình cảnh khó khăn. Đặc biệt, ngành kinh doanh và sản xuất thức ăn thuỷ sản đang đứng trước nhiều thách thức, trong bối cảnh hoạt động thương mại bị ảnh hưởng do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khó khăn vì dịch COVID-19: Doanh nghiệp ra quyết định

    Khó khăn vì dịch COVID-19: Doanh nghiệp ra quyết định "bất ngờ" với giá thức ăn thủy sản

    Xuyên suốt năm 2020 cho tới thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp, hộ chăn nuôi rơi vào tình cảnh khó khăn. Đặc biệt, ngành kinh doanh và sản xuất thức ăn thuỷ sản đang đứng trước nhiều thách thức, trong bối cảnh hoạt động thương mại bị ảnh hưởng do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng