+Aa-
    Zalo

    Bà hoàng cũng “nhập nhằng tình ái”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau khi vào phủ Nam vương, Hà Tịnh Anh lộ rõ là một bà hoàng dâm loạn khi "nhập nhằng tình ái" với cả thuộc hạ và bạn bè của chồng.

    (ĐSPL) - Đất nước Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Bên cạnh danh sách những ông vua hoang dâm vô độ, người ta cũng liệt ra một bảng “phong thần” dành cho những bà hoàng có đời sống trụy lạc ít ai bì được.

    Hà Tịnh Anh là người huyện Lư Giang, tỉnh An Huy, con gái của Hà Trấp, là Phủ quân tướng quân dưới triều đại Tề Vũ Đế Tiêu Trách. Năm 485, Hà Tịnh Anh được gả cho Nam quận vương Tiêu Chiêu Nghiệp, cháu đích tôn của Tề Vũ Đế Tiêu Trách, con trai cả của Thái tử Tiêu Trường Mậu làm Vương phi.

    Sau khi vào phủ Nam vương, Hà Tịnh Anh lộ rõ là một bà hoàng dâm loạn khi "nhập nhằng tình ái" với cả thuộc hạ và bạn bè của chồng. Trong khi Tiêu Chiêu Nghiệp nhờ nữ thầy tế dùng bùa chú cho cha và ông chết sớm để nhanh chóng lên ngôi vua thì Hà Tịnh Anh thể hiện sở thích hoang dâm của mình. Ngày ngày bà qua lại với Dương Mân Chi vốn là con trai của nữ thầy tế trước mặt chồng mà không hề gặp bất kỳ trở ngại nào.

    Nể sợ bà mẹ nên Tiêu Chiêu Nghiệp cũng rất sủng ái Dương Mân Chi, mặc nhiên để cho vợ mình qua lại với người đàn ông này. Sau khi Tề Vũ Đế Tiêu Trách và thái tử Tiêu Trường Mậu qua đời vì bạo bệnh, Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi vua và để mặc cho vợ mình "tác oai tác quái" mặc dù đã lên chức hoàng hậu. Vì sự dung túng cho lối sống nhục dục của vợ mình khiến triều đại của Tiêu Chiêu Nghiệp chỉ tồn tại được chưa đầy một năm.

    Mùa thu năm 494, Tiêu Chiêu Nghiệp bị ám sát và bị giáng hiệu xuống tước Uất Lâm vương. Hà Hoàng hậu bị giáng làm vương phi song không bị giết. Từ đó không còn ghi chép lịch sử nào về Hà Tịnh Anh, không rõ năm mất.

    Luật ta: Hà Tịnh Anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Điều 147 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định rõ, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Trong trường hợp này, Hà Tịnh Anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi “nhập nhằng tình ái” với Dương Mân Chi.

    Gia đình là một thiết chế xã hội cơ bản, bao giờ cũng là nền tảng của đời sống mỗi cá nhân và cộng đồng. Văn hóa gia đình là thành lũy đầu tiên và cũng là cuối cùng lưu giữ và phát triển văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc. Thế nên, hôn nhân và gia đình được quy định riêng thành một đạo luật và được nhắc đến trong rất nhiều văn bản luật khác nhau.

    Nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 đã quy định rất rõ ràng: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Như vậy, người nào thực hiện một trong các hành vi bị cấm nêu trên là vi phạm pháp luật. Không những thế, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 BLHS về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.

    Trở lại với vụ việc nêu trên, Hà Tịnh Anh dù đã có chồng danh chính ngôn thuận nhưng suốt thời gian dài ả vẫn “gian dâm” với Dương Mân Chi. Hành vi này đã đi ngược với lễ giáo phong kiến, chà đạp đạo nghĩa vợ chồng của các nước phương Đông. Cũng chính thói “hoang dâm” vô độ của Hà Tịnh Anh đã góp phần khiến triều đại của Tiêu Chiêu Nghiệp suy vong. Dưới chế độ phong kiến, Hà Tịnh Anh ở địa vị cao nên có thể thoát tội nhưng trong xã hội hiện đại, hành vi trên là không thể dung thứ, cần phải bị xử nghiêm theo quy định của pháp luật.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-hoang-cung-nhap-nhang-tinh-ai-a75882.html
    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    (ĐSPL) - Quan Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, năm 37 tuổi dự thi khoa Tân Sửu (1691) niên hiệu Chính Hòa đỗ Hoàng giáp, trong thời gian làm quan nhà Lê Trung hưng, ông được khen là: “Có sức khỏe, có mưu lược, làm quan Thị lang Lễ bộ, ra trấn thủ Sơn Tây, có chính tích đặc biệt, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao” .

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    (ĐSPL) - Quan Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, năm 37 tuổi dự thi khoa Tân Sửu (1691) niên hiệu Chính Hòa đỗ Hoàng giáp, trong thời gian làm quan nhà Lê Trung hưng, ông được khen là: “Có sức khỏe, có mưu lược, làm quan Thị lang Lễ bộ, ra trấn thủ Sơn Tây, có chính tích đặc biệt, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao” .

     Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    (ĐSPL) - Vào niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách" chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây…