+Aa-
    Zalo

    Bà bầu có ăn măng được không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Em thèm món măng xào mà nhiều người khuyên là không nên ăn vì măng có nhiều độc tố sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

    “Bác sĩ ơi, em muốn hỏi bà bầu có ăn măng được không ạ? Hiện tại em đang mang thai ở tháng thứ 5, em bé phát triển bình thường, cơ thể em cũng khỏe mạnh. Em thèm món măng xào mà nhiều người khuyên là không nên ăn vì măng có nhiều độc tố sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Mà em thèm quá, em có tìm hiểu thông tin thì được biết là vẫn có thể ăn. Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ. Em cảm ơn nhiều” - Nguyễn Thị Thanh Lan (Bắc Ninh, lannguyen****@gmail.com)

    Đáp:

    Măng được biết đến là một món ăn yêu thích của rất nhiều người, từ luộc, xào hay chế biến cùng các loại thực phẩm khác đều khá ngon miệng. Tuy có thể gây ngộ độc nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Theo nhiều nghiên cứu thì trong măng có các dưỡng chất như sau:

    • Chất xơ: So với các loại rau khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2, 56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ trong các loại rau mầm là 1,27%, trong dưa leo là 0, 61% và trong bắp cải là 1,58%. Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.

    • Chất chống oxy hóa: Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

    • Ít chất béo và đường: Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.

    • Các loại chất dinh dưỡng khác: Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ

    Tuy nhiên, đúng như nhiều người đã khuyên chị Lan, măng không phải là một thực phẩm tốt dành cho bà bầu vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu, thậm chí gây ngộ độc, tử vong.

    Bà bầu có ăn măng được không?

    Chị Lan thân mến, để giải đáp câu hỏi của chị bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương đang công tác tại Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội, bà bầu có ăn măng được không, các chuyên gia sản khoa chia sẻ, chị cần biết tới những tác hại của măng đối với phụ nữ mang thai để phòng ngừa, cụ thể là:

    • Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

    Măng có chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân phủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid xyandydric dễ gây ngộ.

    Một số các triệu chứng ngộ độc thường gặp khi ăn măng để mẹ bầu nhận biết như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp nếu bị nặng có thể gây tử vong.   

    • Gây hiện tượng đầy bụng khi mang bầu

    Trong măng tươi có 2.56 % thành phần là chất xơ, chính điều này là nguyên nhân dẫn tới đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở lên trầm trọng, đặc biệt ở các mẹ đang bị ốm nghén.

    • Nguyên nhân gây thiếu máu ở bà bầu

    Các mẹ bầu khi mang thai thường xuyên phải bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.Tuy nhiên, khi ăn măng, bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt bởi trong măng có chất hạn chế hình thành máu dễ gây thiếu máu ở bà bầu.

    Thêm nữa, độc tố cyanide trong măng tươi có tác dụng tiêu cực tới chuỗi hô hấp làm vô hiệu hóa enzym sắt. Nó làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu, đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu.

    Lưu ý khi bà bầu ăn măng

    Bà bầu có ăn măng được không? Các chuyên gia khuyên rằng, đây là thực phẩm nên tránh trong thai kỳ, nhưng nếu chị lan quá thèm cũng có thể ăn. Theo đó,để ăn măng an toàn, bà bầu nên ghi nhớ:

    - Khi mua măng về, cần rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn.

    - Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.

    - Trong quá trình chế biến măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.

    - Bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

    Chị Lan thân mến, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, hi vọng chị đã rõ về vấn đề, bà bầu có ăn măng được không?Hãy thật thận trọng và tìm hiểu thông tin trước về những loại thực phẩm có nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé nhé.

    Để giải đáp thắc mắc cho bạn kĩ hơn vui lòng chat tư vấn miễn phí tại đâyhoặc liên hệ qua website: dakhoahanoi.net – Hotline: 03.59.56.52.52 .

    Chúc chị và bé luôn khỏe mạnh!

    Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-bau-co-an-mang-duoc-khong-a269457.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan