+Aa-
    Zalo

    Apple vào Việt Nam: Ai được hưởng lợi nhiều nhất?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đại diện của một nhà bán lẻ chính thức của Apple cho hay, việc Apple thành lập công ty tại Việt Nam không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến việc kinh doanh...

    (ĐSPL) - Đại diện của một nhà bán lẻ chính thức của Apple cho hay, việc Apple thành lập công ty tại Việt Nam không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến việc kinh doanh của các đại lý như nhiều người lầm tưởng.

    Báo Một thế giới đưa tin, theo dữ liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), Công ty TNHH Apple Việt Nam – tên tiếng Anh APPLE VIETNAM LLC - đã được cấp giấy phép kinh doanh từ ngày 28.10.2015 do Phòng Đăng ký kinh doanh TP.HCM cấp

    Apple Operations International (AOI) chính là chủ sở hữu của Công ty TNHH Apple Việt Nam. Công ty AOI có trụ sở tại Ireland và là một thành viên của công ty mẹ tại Mỹ. Đại diện pháp luật của Apple Việt Nam là ông Gene Daniel Levoff - Phó chủ tịch của AOI.

    Theo giấy phép, công ty mới thành lập tại Việt Nam được phép xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán luôn các hàng hóa, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan Apple. Theo trang Bloomberg, ông Gene Daniel Levoff là nhân vật quan trọng của tập đoàn Apple trong việc triển khai hoạt động ở các thị trường nước ngoài.

    Trước đó, vào tháng 8.2015, lãnh đạo Apple từng làm việc với UBND TP.HCM để nghe báo cáo về hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Việt Nam. Dù cuộc họp đã không như dự kiến nhưng với thị trường thiết bị di động của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, Apple đặt chân vào thị trường Việt là điều sớm muộn.

    Biểu hiện rõ nhất là trong năm 2015, Apple đã đồng ý cho hàng loạt hệ thống bán lẻ như FPT Shop, Thế Giới Di Động, Viễn Thông A... được mở bán iPhone 6S chính hãng..

    Apple được thành lập năm 1976, là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính tại thung lũng Silicon ở San Francisco, California, Mỹ với 100.000 nhân viên trên toàn cầu. Hãng sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, đồng hồ thông minh Apple Watch... được xếp hạng là thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu với gần 119 tỉ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand công bố năm 2014.

    Tại Việt Nam, FPT Shop, Thế giới di động đang là đơn vị được phép nhập khẩu trực tiếp sản phẩm của Apple.

    Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra đằng sau động thái này của Apple, nó có gây ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà bán lẻ chính thức của Apple tại Việt Nam hay không?

    Apple vào Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến các nhà phân phối FPT, Viettel,...?

    Tin tức trên Trí thức trẻ, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra đằng sau động thái này của Apple, nó có gây ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà bán lẻ chính thức của Apple tại Việt Nam hay không?

    Đại diện của một nhà bán lẻ chính thức của Apple cho hay, việc Apple thành lập công ty tại Việt Nam không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến việc kinh doanh của các đại lý như nhiều người lầm tưởng.

    Trái lại đây là một tín hiệu tốt, đem đến nhiều lợi ích cả các nhà bán lẻ và người dùng. Đối với người tiêu dùng, chế độ bảo hành các sản phẩm chính thức của Apple tại Việt Nam sẽ nhanh chóng hơn và được đảm bảo hơn.

    Ngoài ra, Apple Việt Nam cũng sẽ giúp cho quá trình đưa các sản phẩm mới của Apple về thị trường Việt Nam sớm hơn trước.

    Theo quy trình thông thường, các sản phẩm Apple được sản xuất từ nhà máy tại Trung Quốc sau đó chuyến sang ware house (kho chứa) tại Singapore rồi công ty nhập khẩu từ ware house tại Singapore về Việt Nam.

    Trong trường hợp Apple coi Việt Nam là thị trường chiến lược trong tương lai, nhiều khả năng Apple sẽ mở kho hàng tại Việt Nam. Các đại lý có thể nhập iPhone, iPad... trực tiếp từ Apple Việt Nam mà không cần phải thông qua Apple Singapore nữa.

    Một vấn đề khiến người dùng khá quan tâm đó là về khả năng Apple sẽ mở cửa hàng Apple Store ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên, "đó không phải là vấn đề lo ngại đối với chúng tôi, những đại lý bán lẻ của Apple", vị đại diện giấu tên cho biết.

    Apple Store về bản chất cũng tương tự như Samsung hay Microsoft Store tại Việt Nam. Vai trò chính của các store này là nơi tạo hình ảnh cho hãng, với các chức năng như trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, hay tiếp nhận phản hồi của khách hàng...

    Trong ngành bán lẻ, các nhà sản xuất thực chất vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các kênh phân phối tại địa phương để đưa sản phẩm đến tay người dùng với độ phủ rộng hơn.

    Nhìn vào ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Apple Việt Nam, cũng không có ngành kinh doanh bán lẻ. Do đó, việc Apple có mở Apple Store ở Việt Nam hay không và khi nào không phải là vấn đề cần quá quan tâm vào lúc này.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/apple-vao-viet-nam-ai-duoc-huong-loi-nhieu-nhat-a118412.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.