"Sát thủ của rừng" thích ăn gan bò
Ong vò vẽ, loài ong nổi tiếng với bản tính hung hãn và nọc độc chết người, thậm chí có thể hạ gục cả trâu mộng, khiến nhiều người khiếp sợ và lánh xa. Thế nhưng, anh Bùi Mạnh Ly, chàng trai người Mường ở Hòa Bình, lại không ngại hiểm nguy, tìm bắt và thu mua ong vò vẽ từ rừng về, nhân giống thành công tới 500 tổ ong ngay tại trang trại của mình.
Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng, anh Ly đã quen thuộc với loài ong này từ thuở nhỏ. Ngay từ khi còn đi học, anh đã tự mình lên rừng tìm bắt ong vò vẽ về nuôi trong vườn nhà, lấy nhộng làm thức ăn cho cả gia đình.
Nhận thấy nhu cầu về nhộng ong vò vẽ trên thị trường ngày càng tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm, anh Ly đã dành 3 năm qua để tập trung nghiên cứu sâu về loài ong này.
“Tôi đi lên rừng kiếm tổ ong này và mua lại của người dân quanh vùng, ban đầu chỉ có khoảng 50-70 tổ. Đến nay, tôi đã có 500 tổ trong vườn và chia làm 2 khu: 300 tổ khu vườn sau nhà và 200 tổ trên trang trại cách xa nhà."
Theo anh Ly, nuôi ong vò vẽ đầu tư khá thấp mà không tốn quá nhiều thời gian, lợi nhuận lại cao. Bắt đầu nuôi, anh đầu tư 200.000 – 250.000 đồng để mua 1 tổ ong giống, sau khi nuôi khỏang 4-5 tháng tạo ra giá trị khoảng 700-800.000 đồng/tổ, có tổ to thu được 1 triệu đồng/tổ.
“Chúng thích ăn gan gà và gan bò nên mỗi ngày tôi sẽ mua về. Nếu không cho ăn cũng được, chúng có thể kiếm thức ăn ngoài tự nhiên nhưng nhộng thu về sẽ ít hơn, còn nếu cho ăn thì thu về số lượng nhộng nhiều hơn”, anh nói.
So với việc nuôi các loài khác như tằm, dế, đuông dừa… mà anh từng nuôi, chi phí nuôi ong vò vẽ rẻ nhất mà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tính trung bình, năm 2021, anh Ly thu lời đến cả trăm triệu đồng.
Chi nửa tỷ làm "bệnh viện phụ sản" cho ong
Nhiều năm lặn lội vào rừng săn ong vò vẽ rồi mang về vườn thuần dưỡng, anh Ly đã nắm rõ từng giai đoạn trong vòng đời của loài ong này.
Vào đầu tháng 3, anh Ly lại tìm vào rừng để tìm kiếm những tổ ong vò vẽ mới hình thành và mang chúng về vườn. Khi ong chúa bắt đầu xây tổ vào mùa xuân, tổ chỉ nhỏ bằng quả óc chó. Cứ sau 25 - 28 ngày, ong chúa lại đẻ một lứa trứng. Số lượng ong trong tổ sẽ tăng lên đến khi đạt sức chứa tối đa của tổ, với số lượng ong đực luôn áp đảo ong cái.
Khi mùa hè đến, tổ ong phát triển nhanh chóng do số lượng ong trong đàn tăng cao. Tổ ong cũng lớn dần theo, từ kích thước bằng nồi cơm điện cho đến to bằng cả thùng phi, chứng minh sức sinh sản phi thường của ong chúa.
"Một con ong vò vẽ trưởng thành dài đến 5,5cm. Nhiều loài côn trùng bị nhầm với ong vò vẽ. Tôi có đọc tài liệu nghiên cứu thì thấy, trên thế giới chỉ có khoảng 20 loài ong vò vẽ được xếp theo tính hung hãn và có nọc độc cao. Ngòi của loài ong này khác với ong mật, nó không có ngạnh, nhờ đó chúng có thể đốt nhiều lần mà không bị mất ngòi", anh Ly nói.
Đám ong hung dữ sẽ hoạt động hết tốc lực trong vòng đời ngắn ngủi chưa đến 1 năm. Từ khi con ong sinh ra đến 28 ngày là chúng có thể bay và đi kiếm ăn.
"Cuối tháng 11 tổ ong 'đóng băng' - tức là mọi thành viên trong tổ đều tự chết, chỉ còn lại duy nhất con chúa đi tìm nơi trú đông để mùa sau nhân giống", anh Ly cảm thấy tiếc nuối khi nói về vòng đời của loài sát thủ rừng già.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư lại thấp, anh Mạnh Ly đã nghiên cứu nhân giống loại ong vò vẽ này.
Suốt nhiều năm qua, anh Ly đã không ngừng đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để tìm hiểu, nghiên cứu về tập tính và thói quen của ong vò vẽ, với mục tiêu nhân giống và thuần hóa chúng.
Anh chia sẻ: "Trong tự nhiên, ong chúa thường tìm đến hang đá hoặc chui vào cây tre, cây gỗ để ngủ đông. Để giữ chúng lại, tôi cũng phải tạo ra môi trường tương tự để những con ong chúa này có thể vượt qua mùa đông khắc nghiệt."
Năm 2021, anh đã đạt được thành công bước đầu khi nhân giống được 45 tổ ong. Để đảm bảo ong chúa có thể vượt qua mùa đông, anh Ly đã tạo điều kiện tốt nhất cho những "cỗ máy siêu đẻ" này.
"Năm 2022, tôi quyết định đầu tư lớn, chi nửa tỷ đồng để xây dựng 'bệnh viện phụ sản' cho đàn ong. Tôi tin rằng năm nay, việc nhân giống ong sẽ đạt kết quả tốt hơn năm trước", anh Ly tự hào chia sẻ.
Hiện tại, anh Ly bán nhộng ong với giá dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/kg. Đối với nhộng tuyển chọn, giá có thể lên đến 500.000 đồng/kg. Khách hàng chủ yếu là các thương lái đến tận nhà thu mua, bao nhiêu cũng hết.
Tham khảo các bước nuôi ong vò vẽ
Để nuôi ong vò vẽ, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bạn nên chuẩn bị cho chúng một tổ hoặc lồng ổn định với kích thước phù hợp.
Bước 2: Cho ong mật hoặc đường để làm thức ăn.
Bước 3: Đặt tổ hoặc lồng ở một nơi ấm áp, khô ráo và có nhiều ánh sáng để ong có thể hoạt động.
Bước 4: Tăng cường việc lau chùi tổ hoặc lồng để giảm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
Bước 5: Kiểm tra tổ hoặc lồng và tiêm thuốc cho ong khi cần thiết để bảo vệ ong khỏi bệnh và sâu bọ