Thông tin trên báo Nhân dân, sáng 21/8, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang cho biết, 12 giờ trưa 20/8, bệnh viện có tiếp nhận 2 bệnh nhân gồm B.Đ.L. (41 tuổi) và T.P.B. (46 tuổi), cùng là ngư dân trên tàu đánh cá ở vùng biển Kiên Giang.
Theo Bác sĩ CK 2 Huỳnh Trọng Tâm, cả 2 ngư dân nhập viện trong tình trạng co giật, tê lưỡi, tê chân, đau đầu, người mệt mỏi. Sau khi được cấp cứu kịp thời, đến nay sức khỏe của cả 2 ngư dân đã ổn định, tiếp xúc tốt, các dấu hiệu sinh tồn vẫn ổn.
“Qua khám tiền sử bệnh thì được biết hai bệnh nhân này và một người nữa có nhậu với cá nóc. Sau khi ăn, 1 ngư dân đi cùng tàu đánh cá đã tử vong, còn lại 2 người bệnh nặng, nhờ được xử lý kịp thời nên qua khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân có uống rượu khi ăn cá. Thực tế, chưa nghiên cứu rượu có thể làm tăng độc tính khi kết hợp với một số thành phần trong cá nóc. Tuy nhiên những dấu hiệu ngộ độc của bệnh nhân rất tương xứng với chịu chứng lâm sàng của ngộ độc cá nóc”, bác sĩ Tâm cho biết thêm.
Còn ông B. và ông L. may mắn được người dân đưa vào bệnh viện kịp thời nên được cứu sống.
Dự kiến một vài ngày tới các bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà", bác sĩ Tâm nói.
Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông L.cho hay, trước đó, khoảng 17h chiều 19-8, ông cùng ông B. và ông N.X.H. (quê Hà Tĩnh) đánh lưới mực cách quần đảo Nam Du khoảng 50km và bắt được con cá nóc to nên làm ăn.
"Chúng tôi ăn cá nóc hoài nhưng không sao. Con cá hôm đó có trứng, làm cá xong chúng tôi nấu canh chua. Tôi cùng anh B., anh H. ăn và uống ít rượu. Khoảng 4 tiếng sau anh H. bị co giật, dẫn đến tử vong ngay sau đó. Tôi và anh B. bị tê người, khó thở. Được bà con đưa vào bệnh viện kịp thời nên may mắn sống", ông Lĩnh nhớ lại.
Bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang khuyến cáo nếu ăn cá nóc, người làm cần phải chế biến kỹ lưỡng, bỏ hết các bộ phận cá có chứa nhiều độc tố như gan, mật hoặc trứng cá… để tránh trường hợp bị ngộ độc.
Nguyễn Linh(T/h)