+Aa-
    Zalo

    Cẩn trọng với các loài cá biển gây ngộ độc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc cá biển. Biết sớm các dấu hiệu nhận biết cá biển chứa độc tố là vô cùng quan trọng.

    Thông tin trên báo Tuổi Trẻ Online, tối 14/7, sau khi ăn cá chình ở một nhà hàng tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội, 8 người phải nhập viện cấp cứu, trong đó 3 ca nặng được chuyển lên điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

    "Đây là lần đầu tiên tôi ăn loại cá này. Sau khi ăn khoảng 4 tiếng, tôi thấy mệt mỏi, tay chân rũ, đau đầu, nôn, đi ngoài liên tục, co cứng cơ hàm, tê lưỡi. Sau đó tôi được người nhà đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến dưới", chị M. một trong các bệnh nhân nói.

    screenshot 2023 07 21 at 09 03 22 an ca chinh o nha hang 8 nguoi nhap vien cap cuu

    Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên thăm khám cho bệnh nhân ngộ độc cá chình tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Tuổi trẻ

    Tại đây, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã chẩn đoán các bệnh nhân bị ngộ độc cá chình.

    Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngộ độc cá chình khá phổ biến trong số ngộ độc hải sản thường gặp.

    ca chinh
    Ngộ độc cá chình khá phổ biến trong số ngộ độc hải sản thường gặp. Ảnh minh họa

    Ông cho biết trong cá chình có một số loại độc tố có thể gây ngộ độc. Triệu chứng phổ biến khi ngộ độc cá chình là tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, cứng cơ. Phần lớn triệu chứng xuất hiện từ 2 - 6 giờ sau ăn.

    Nguồn gốc độc tố do vi tảo biển gây ra. Các loài tảo này là thức ăn của nhiều loài cá ăn thực vật (cá nhỏ), các loài cá này là thức ăn của những loài cá thịt lớn hơn. Các độc tố đi vào chuỗi thức ăn và tích lũy trong thịt các con cá lớn hơn.

    Các nghiên cứu cho thấy cá chình thường chứa độc tố ciguatera. Độc tố này còn thường gặp với các loài cá ở rạn san hô như: cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược, cá mập (gan cá)… có tới hàng trăm loài cá có chứa độc tố ciguatera.

    Dấu hiệu nhận biết các loài cá biển gây ngộ độc

    Theo bác sĩ Nguyên, cá chình là loài cá gây ngộ độc nhiều nhất, nhiều hơn cả cá nóc. Để phòng bệnh, người dân không nên ăn quá nhiều cá chình và các loại cá sống ở rạn san hô, đặc biệt tránh ăn nội tạng cá.

    Độc tố ciguatera có trong cá trình còn thường gặp với các loài cá ở rạn san hô như: cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược, cá mập (gan cá)… Có tới hàng trăm loài cá có chứa loài độc tố này.

    37ebf78f271dd943800c 160465828581215442463 crop 16046584250721796106423
    Cá chình là loài cá gây ngộ độc nhiều nhất. Ảnh minh họa

    Các bệnh nhân ngộ độc cá chình ở giai đoạn cấp thường có các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, phần lớn xuất hiện trong 2-6 giờ đầu sau khi ăn.

    Ngoài ra, bệnh nhân có thể có dấu hiệu tim mạch, loạn nhịp tim. Sau khi có các biểu hiện ngộ độc về đường tiêu hóa, thường các bệnh nhân sẽ có biểu hiện liên quan tới thần kinh, bao gồm: Tê, ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, vùng miệng, đau cơ, mệt mỏi.

    Một số người rối loạn cảm nhận về thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh. Chẳng hạn như nhiệt độ bên ngoài lạnh, người bệnh lại thấy nóng và ngược lại…

    Theo các bác sĩ, ngoài ra còn có các triệu chứng thần kinh khác có thể gặp phải như lo lắng, trầm cảm, thậm chí mất trí nhớ. Một số trường hợp có thể thay đổi trạng thái tâm thần như ảo giác, ham chơi, hôn mê…

    Triệu chứng ngộ độc ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào độc tố ở các khu vực địa lý khác nhau. Trường hợp tử vong ít gặp nhưng có thể xảy ra do suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, co giật hoặc loạn nhịp tim.

    Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn nhiều loài cá chứa độc tố ciguatera. Khi có các biểu hiện ngộ độc, người bệnh mới ăn trong vài giờ thì cho uống than hoạt tính liều 1g/kg cân nặng, pha uống 1 lần. Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

    Nguồn tin từ báo Hà Nội mới, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo, người dân cần lựa chọn cá biển tươi, an toàn dựa vào các đặc điểm quan sát:

    Mắt cá tươi hơi lồi, giác mạc trong suốt, đồng tử đen, sáng. Mắt cá ươn phẳng hoặc lõm, giác mạc đục, đồng tử mờ đục…

    Mang cá tươi có màu đỏ tối hoặc đỏ sáng, dịch nhớt trong mờ, không mùi, nắp mang khép chặt. Còn cá ươn thì mang nâu đỏ sẫm đến nâu nhợt, dịch nhớt mờ đục hoặc xám nhạt, có chất bẩn bám trên mang.

    Dùng tay ấn nhẹ vào thịt cá, đặc biệt là phần gần bụng cá, nếu thấy rắn chắc, có độ đàn hồi tốt, không để lại vết ấn của ngón tay thì cá còn tươi…

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-trong-voi-cac-loai-ca-bien-gay-ngo-doc-a583744.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan