1. Uống bia rượu
Khi uống bia rượu, trên 90% chất độc được đào thải qua gan. Khi rượu bia vào gan, tổng hợp thành acetaldehyd, là chất độc với các tế bào gan. Sau đó, gan sản sinh ra các enzym để chuyển acetandehyd thành acetat ít độc hơn để đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên khả năng chuyển hóa của gan có hạn mà với người uống bia rượu rất nhiều, quá khả năng của gan khiến acetandehyd ứ lại ở gan. Đó là nguyên nhân khiến người lạm dụng rượu bia sẽ bị tổn thương gan, hậu quả dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
2. Sử dụng thuốc bừa bãi
Việc uống quá nhiều thuốc không theo sự chỉ định từ bác sĩ có thể làm tổn thương gan. Nhiều loại thuốc và chất chuyển hóa của thuốc có thể dễ dàng gây tổn thương gan, các loại thuốc này bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc an thần, thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch. Do đó, những loại thuốc này nên được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa có nguồn gốc từ nhiều loại thịt động vật, bao gồm thịt bò, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa. Các chất béo chuyển hóa này cũng có trong thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói.
Do gan không thể dung nạp chất béo chuyển hóa, dẫn đến tăng lượng đường trong máu và tích tụ chất béo xung quanh gan, cuối cùng dẫn đến xơ gan hoặc chết tế bào gan.
4. Ngủ không đủ
Thời gian chúng ta nghỉ ngơi vào ban đêm cũng là lúc gan tự phục hồi. Vì vậy, thói quen thức khuya khiến gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó bị tổn thương.
Ngoài ra, việc thức khuya thường xuyên không chỉ dẫn đến thiếu ngủ, suy giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của gan vào ban đêm. Đáng chú ý, đối với những người đã bị nhiễm virus viêm gan B, các tế bào gan bị tổn thương sẽ khó phục hồi và có thể ngày càng trầm trọng hơn.
5. Hút thuốc lá
Khói thuốc lá ảnh hưởng gián tiếp đến gan. Các hóa chất độc hại trong khói thuốc cuối cùng sẽ đến gan và gây ra căng thẳng oxy hóa, tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào.
Căng thẳng ô xy hóa cũng có thể gây xơ hóa - trong đó gan phát triển các mô sẹo, trong quá trình cố gắng tự phục hồi và theo thời gian, có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động bình thường của gan.
6. Không uống đủ nước
Cơ thể chúng ta cần từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Thực tế, chúng ta muốn cải thiện chức năng gan, phải uống nhiều nước, vì nước có thể tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể con người. Độc tố có thể được bài tiết càng sớm càng tốt thông qua việc uống nước.
Gan là cơ quan giải độc, khi cơ thể được cung cấp nhiều nước, quy trình đào thải diễn ra nhanh hơn, các độc tố có thể được bài tiết nhanh hơn, từ đó làm cho gan hoạt động dễ dàng hơn.
Chúc bạn thành công!
Linh Chi (T/h)