+Aa-
    Zalo

    6 lọ thuốc hiếm từ Thuỵ Sĩ đã về đến Việt Nam để cứu bệnh nhân ngộ độc botulinum

    (ĐS&PL) - 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP.HCM để kịp thời điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum.

    Đây là thông tin được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết trong tối 24/5.

    Theo báo Sức khỏe & Đời sống, để có thuốc khẩn cấp điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chỉ đạo Cục Quản lý dược nhanh chóng làm việc với các bộ phận liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng Việt Nam.

    6 lo thuoc hiem tu thuy si da ve den viet nam de cuu benh nhan ngo doc botulinum
    Thuốc giải đặc hiệu BAT từng được nhập về Việt Nam với giá 8.000 USD. Ảnh: BVCC

    Chiều 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị phía WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam. 

    Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở TP.HCM.

    Với sự nỗ lực của Cục Quản lý dược, các cơ quan chức năng của Việt Nam và sự hỗ trợ rất kịp thời của WHO, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP.HCM trong ngày 24/5.

    Theo Bộ Y tế, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới.

    Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt.

    Xây dựng danh mục thuốc hiếm để đảm bảo nguồn cung

    Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại TP.HCM. Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

    Thông tin trên báo Tiền Phong, về các giải pháp trong thời gian tới để đảm bảo thuốc hiếm, ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Danh mục thuốc thiếu, có nguy cơ thiếu hằng năm để có kế hoạch chủ động đảm bảo nguồn cung với các thuốc này. Đồng thời, Bộ Y tế đã chủ động báo cáo, đề xuất và đã được Chính phủ đồng ý tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 là giao Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Hiện tại, Bộ Y tế đang triển khai thực hiện nội dung trên, trong đó dự kiến đề xuất một số cơ chế. Cụ thể, có cơ chế đặc thù về tài chính như: bố trí, phân bổ nguồn ngân sách nhà nước để các cơ sở khám chữa bệnh chủ động dự trù các mặt hàng thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung; có giải pháp, cơ chế để các cơ sở khám chữa bệnh có thể mua sắm, dự trữ một số thuốc chống độc, ngộ độc, chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn.

    Đồng thời, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước triển khai sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước. Theo Bộ Y tế, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung và giá của thuốc này cũng rất cao. Ngoài ra thuốc hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-lo-thuoc-hiem-tu-thuy-si-da-ve-den-viet-nam-de-cuu-benh-nhan-ngo-doc-botulinum-a576468.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sớm kết nối để có thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc botulinum

    Sớm kết nối để có thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc botulinum

    Ngày 22/5, theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), thuốc giải độc tố botulinum là loại thuốc rất hiếm, do mỗi năm cả nước chỉ có vài ca bệnh nên các bệnh viện thường không dự trù đủ. Tuy nhiên, nguồn cung thuốc giải độc tố botulinum vẫn có, các bệnh viện sẽ liên hệ để đặt hàng.