Cá chép
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì loại cá chép chính là một loại cá bổ dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền thì trong thành phần của loại cá chép có vị ngọt, có tính bình, hàm lượng protein và vitamin dồi dào, có tác dụng trị ho, hen suyễn, thông sữa, lợi tiểu tiêu phù, tạo thèm ăn và tốt cho tiêu hóa phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Nhất là trong thành phần của cá chép có hàm lượng đạm cao, chất lượng tốt, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người đạt 96%, cung cấp các axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin A và vitamin D giúp bổi bổ cơ thể rất tốt.
Đặc biệt, trung bình trong 100g thịt cá chép chứa 17,6g đạm và 4,1g chất béo, 50mg canxi, 204mg photpho và nhiều loại vitamin nên giúp cơ thể được phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, trong thành phần của cá chép đa số là axit béo không no, có tác dụng hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành vô cùng hữu hiệu.
Cá trắm cỏ
Trong thành phần dinh dưỡng của cá trắm cỏ là loại cá bình dân rẻ tiền và rất phổ biến, đặc biệt chứa nhiều vitamin nhóm B (như B1, B2), niacin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen…
Trong y học cổ truyền thì cá trắm cỏ có tác dụng làm ấm bụng, mát gan, xua gió, là món ăn bồi bổ sức khỏe thanh nhiệt trung ấm, bồi bổ cơ thể thiếu hụt, rất thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn mùa thu.
Bên cạnh đó, trong thành phần của cá trắm cỏ có thể nấu chung với đậu phụ, giúp bổ tỳ vị, điều hòa dạ dày, bổ thủy, tiêu sưng. Nhất là trong cá trắm cỏ có nhiều hàm lượng canxi giúp cho cơ tim và xương trẻ em, dùng được cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành, lipid máu cao, trẻ em thiểu sản, phù thũng, lao phổi, phụ nữ ít sữa sau sinh vô cùng hữu hiệu
Cá nục
Khi nói tới cá nục nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi vì đây là loại cá mà nhiều người thường mua về cho mèo trong gia đình ăn. Và giá của loại cá này khá rẻ không tốn kém. Nhưng ít ai biết loại cá này chứa nhiều chất bổ dưỡng, trong đó thành phần Omega-3 có tác dụng trị đau khớp và làm giảm viêm nhiễm và đau khớp. Bên cạnh đó, trong thành phần của cá nục còn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp so với các loại thịt khác nên có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu ăn thường xuyên.
Cá chạch
Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn phổ biến của người Việt. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, cá chạch còn dùng chữa bệnh. Từ xa xưa, người dân đã gọi loại cá này là sâm nước. Cá chạch sống ở dưới bùn, thân nhớt.
Trong 100g thịt cá có 16,9g đạm, 2g chất béo, 3,2g gluxit, 16,9mg canxi, 3,2mg sắt, 27mg phốt pho và các vitamin khác.
Vì vậy, cá chạch là món ăn tốt cho người suy dinh dưỡng, dùng sau ốm đau, bệnh tật, hợp nam giới.
Ở các vùng quê, cá chạch được sử dụng phổ biến, người dân còn phơi cá để ăn dần. Cá chạch làm được nhiều món ăn khác nhau dùng trong bữa ăn hằng ngày để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.