+Aa-
Zalo

4 chiến thắng đặc biệt nhờ thức ăn: Khoai tây Mỹ làm chìm thuyền Nhật Bản

  • DSPL

(ĐS&PL) - Thực phẩm tưởng chừng chỉ để phục vụ nhu cầu ăn uống của con người, nhưng trong lịch sử, đôi khi chúng lại trở thành thứ vũ khí chiến đấu cực kỳ lợi hại.

Thực phẩm tưởng chừng chỉ để phục vụ nhu cầu ăn uống của con người, nhưng trong lịch sử, đôi khi chúng lại trở thành thứ vũ khí chiến đấu cực kỳ lợi hại.

1. Tàu ngầm Nhật Bản bị đắm bởi khoai tây

Trong Chiến tranh Thế giới II, trên biển Thái Bình Dương, đội tuần tra của USS O’Bannon (tàu của hải quân Mỹ) tình cờ phát hiện ra tàu ngầm của Nhật Bản nổi trên mặt nước do gặp trục trặc.

Tàu O’Bannon muốn tấn công nhưng tầm ngắm quá thấp nên không thích hợp cho việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí lớn nào, chỉ có thể là vũ khí loại nhỏ.

Binh lính trên tàu ngầm của Nhật Bản hiểu ra ý đồ của đối phương và họ nhanh chóng chất vũ khí lên boong tàu. Tuy nhiên, trước khi quân Nhật khai hỏa, đoàn thủy thủ của Mỹ đã ném những củ khoai tây vào họ bởi trên tàu O'Bannon không có súng.

Thủy thủ của Nhật nháo nhác ném lại những củ khoai tây do tưởng là mìn. Chính những củ khoai tây đã khiến quân Nhật sao nhãng. Lợi dụng sự sơ hở ấy, tàu O'Bannon của Mỹ đã phản công và nhấn chìm tàu Nhật Bản.

2. Thuốc nổ bột mì

Trong suốt Chiến tranh Thế giới II, quân đội Mỹ gặp khó khăn khi buôn lậu thuốc nổ vào Trung Quốc. Cuối cùng, quân Mỹ nghĩ ra cách là tạo ra thuốc nổ sấy khô được ngụy trang thành bột mì nướng và được gọi là “Aunt Jemima”.

Để tránh nghi ngờ của quân Nhật, loại thuốc nổ này cũng có thể được dùng để nướng thức ăn thật. Loại "bột mỳ" giả mạo này được khuyến cáo là không hút thuốc lá ngay sau khi ăn.

3. Quân La Mã bị mật ong đánh bại

Bộ tộc Heptacomitae trong lịch sử là một bộ tộc từng sinh sống ở vùng đất Thổ Nhĩ Kì ngày nay. Trong suốt thế kỉ 1 TCN, người Heptacomitae luôn tìm cách tiêu diệt người La Mã. Họ bày những tô "mật ong điên loạn" trên đường để cài bẫy những người La Mã đuổi theo mình. "Mật ong điên loạn" này giống như chất mega LSD.

Nếu ăn phải loại mật ong này, vỏ não của bạn sẽ bị chấn động mạnh và khiến bạn rơi vào tình trạng mất trí và cười một cách điên loạn. Khi người La Mã ăn những tô mật ong này, họ sẽ mất trí và người Heptacomitae sẽ quay trở lại đâm vào mặt họ.

4. Uruguay thắng trận thủy chiến bằng bơ

Trong một trận thủy chiến giữa Brazil và Uruguay vào những năm 1860, khi tàu của Uruguay hết đạn đại bác, theo lý thuyết, quân Uruguay nên cởi bỏ quân phục rồi nhảy xuống nước ẩn mình tránh đạn thì người thuyền trưởng của họ lại ra lệnh cho quân lính bắn những quả đại bác làm bằng bơ thiu mốc vào đối phương.

Một trong những quả “pháo” bơ đã làm gãy cột buồm của tàu Brazil, thậm chí giết chết một số lính. Bên Brazil đã khôn ngoan rút lui quay về cảng. Những người lính thì có cơ hội kể về chuyện con tàu của họ đã bị “quái vật biển” tấn công như thế nào.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-chien-thang-dac-biet-nho-thuc-an-khoai-tay-my-lam-chim-thuyen-nhat-ban-a241865.html
Sự kiện: Thế giới 24h
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Lãi suất LIBOR là gì?

Lãi suất LIBOR là gì?

Thị trường - Đầu tư14:28 28/03/2025

Hiểu một cách đơn giản, LIBOR là mức lãi suất mà các ngân hàng lớn trên thế giới sẵn sàng cho nhau vay vốn.

Nổi bật trong ngày
Hội Luật gia Nga gửi thư chúc mừng Hội Luật gia Việt Nam

Hội Luật gia Nga gửi thư chúc mừng Hội Luật gia Việt Nam

Hội Luật gia04:00 29/03/2025

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia Nga đã gửi đến Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc và toàn thể Hội những lời chúc mừng nồng nhiệt và trân trọng nhất.

Lợi đôi đường khi đặt tên cấp xã mới theo tên huyện cũ

Lợi đôi đường khi đặt tên cấp xã mới theo tên huyện cũ

Tin trong nước02:06 29/03/2025

Ủng hộ với đề xuất lấy tên cấp huyện cũ đặt cho cấp xã mới, song cùng với đó các ĐBQH cũng đề xuất tổ chức đơn vị hành chính cấp cơ sở thành các khu, ưu tiên dùng tên gọi gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại.