+Aa-
    Zalo

    3 loại gia vị, 5 loại thói quen "phá hủy” gan, lập tức bỏ ngay kẻo hối không kịp

    (ĐS&PL) - Gan đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu. Tuy nhiên, có những loại gia vị và thói quen hàng ngày âm thầm “phá hủy” gan mà chúng ta không hay biết.

    Loại gia vị cần hạn chế

    Loại đầu tiên: nước tương

    Nếu bạn ăn quá nhiều nước tương có thể gây tổn thương nội tạng, gây bệnh, ung thư, thậm chí là ung thư gan, ngoài ra nước tương là một loại thực phẩm có hàm lượng muối quá cao. Ảnh minh họa

    Nếu bạn ăn quá nhiều nước tương có thể gây tổn thương nội tạng, gây bệnh, ung thư, thậm chí là ung thư gan, ngoài ra nước tương là một loại thực phẩm có hàm lượng muối quá cao. Ảnh minh họa

    Theo Khỏe & Đẹp, rất nhiều món ăn cần có xì dầu hay còn gọi là nước tương để tăng thêm độ tươi ngon hấp dẫn cho món ăn. Trong thành phần dinh dưỡng của nước tương có thành phần chủ yếu là đậu nành lên men, trong quá trình lên men đậu nành chứa nhiều axit amin hơn, có thể xảy ra nitrit, nitrit và thuộc loại chất gây ung thư.

    Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều nó có thể gây tổn thương nội tạng, gây bệnh, ung thư, thậm chí là ung thư gan, ngoài ra nước tương là một loại thực phẩm có hàm lượng muối quá cao. Đồng thời, việc tích tụ quá nhiều muối trong cơ thể có thể gây ức chế quá trình phân chia tế bào gan, tăng độ cứng của gan, gây xơ gan, ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Loại thứ hai: dầu thực phẩm hư hỏng

    Các loại dầu ăn đều có hạn sử dụng của riêng mình. Vì vạy, khi dầu ăn đã hết hạn sử dụng bạn tuyệt đối không nên sử dụng. Đặc biệt, với những loại dầu ăn đã xuất hiện cặn bẩn, hoặc dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần thì bạn không nên sử dụng nữa. Bởi lúc này dầu ăn sẽ bị biến chất. Nếu vẫn chọn ăn lúc này dễ sinh bệnh, sau khi dầu ăn biến chất có thể xuất hiện aflatoxin, aflatoxin mạnh hơn arsen hàng chục lần, đồng thời cũng là một loại chất gây ung thư.

    Theo các chuyên gia thí nghiệm liên quan đã chỉ ra rằng ít hơn 1 mg aflatoxin trong cơ thể có thể gây ung thư các cơ quan, thậm chí có thể gây ung thư gan.

    Loại thứ ba: mì chính

    Tiêu thụ quá nhiều mì chính sẽ khiến cho chất safrole trong cơ thể tăng dần, lâu dần có thể gây tổn thương gan, gây bệnh, thậm chí là ung thư gan. Ảnh minh họa

    Tiêu thụ quá nhiều mì chính sẽ khiến cho chất safrole trong cơ thể tăng dần, lâu dần có thể gây tổn thương gan, gây bệnh, thậm chí là ung thư gan. Ảnh minh họa

    Mì chính là hai loại gia vị thường gặp trong nhà bếp, rất nhiều người cho gia vị vào để làm tăng hương vị của thực phẩm khi nấu và luộc. Nhưng việc bạn tiêu thụ quá nhiều mì chính sẽ khiến cho chất safrole trong cơ thể tăng dần, lâu dần có thể gây tổn thương gan, gây bệnh, thậm chí là ung thư gan.

    Chính vì vậy, khi ăn gia vị cần chú ý lượng có kiểm soát, không nên tiêu thụ quá nhiều, tránh gây hại cho sức khỏe của cơ thể và gan, gây bệnh gan.

    Thói quen “phá hủy” gan cần loại bỏ

    Không đi tiểu vào mỗi sáng thức dậy

    Dân Trí dẫn lời Tiến sĩ Daniel Paradi, chuyên gia của Hiệp hội Nghiên cứu gan Châu Âu cho biết, cơ thể con người đào thải chất độc thông qua việc tiểu tiện, đại tiện và đổ mồ hôi. Vì vậy, bạn nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, để các chất độc tích tụ qua đêm có thể được tống ra khỏi cơ thể kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến gan.

    Ăn quá nhiều

    Việc ăn quá nhiều thức ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây ra chứng bệnh gan nhiễm mỡ. Cũng theo tiến sĩ Paradi, ăn quá no không chỉ gây hại cho sức khỏe của đường tiêu hóa mà còn khiến gia tăng đáng kể các gốc tự do trong cơ thể. Mà vai trò quan trọng của gan là giúp cơ thể đối phó với các gốc tự do, đào thải độc tố, lọc máu. Do đó, cơ thể con người càng hình thành nhiều gốc tự do thì chức năng gan càng bị tổn hại nặng nề.

    Bỏ bữa sáng

    Nếu nhịn ăn sáng thường xuyên, gan sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện các vai trò của mình, dẫn đến việc không thể đào thải chất độc được tích tụ suốt đêm. Ảnh minh họa

    Nếu nhịn ăn sáng thường xuyên, gan sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện các vai trò của mình, dẫn đến việc không thể đào thải chất độc được tích tụ suốt đêm. Ảnh minh họa

    Gan cần năng lượng để khử độc và chuyển hóa các chất độc hại thành những chất "lành tính" hơn để bảo vệ cơ thể con người.  Nếu nhịn ăn sáng thường xuyên, gan sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện các vai trò của mình, dẫn đến việc không thể đào thải chất độc được tích tụ suốt đêm. Nếu tình trạng này kéo dài, gan sẽ bị suy giảm chức năng một cách nặng nề, thậm chí việc này còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.

    Uống quá nhiều thuốc

    Tiến sĩ Kenneth Simpson, chuyên gia tại Bệnh viện Hoàng gia Edinburgh, Vương quốc Anh cho biết rằng, việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài sẽ khiến gan làm việc quá sức và bị tổn thương. Bởi lẽ, trong thuốc tây có chứa các thành phần ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của gan. 

    Các loại thuốc này bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc an thần,  thuốc chống u, thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch,... Vì vậy, việc dùng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

     Ăn đồ sống 

    Theo các nghiên cứu, thức ăn sống ẩn chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho cơ thể con người. Các ký sinh trùng này sẽ men theo đường thực quản để xâm nhập vào các bộ phận cơ thể và làm "tổ" trong đó. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh: kiết lỵ, sán lá gan, viêm đường ruột cấp,...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/3-loai-gia-vi-5-loai-thoi-quen-pha-huy-gan-lap-tuc-bo-ngay-keo-hoi-khong-kip-a497906.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan