+Aa-
    Zalo

    3 căng thẳng tiềm ẩn trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong khi ông Trump và ông Putin dường như chưa sẵn sàng cho một thay đổi lớn, thì EU và NATO đã lo ngại trước những căng thẳng tiềm ẩn.

    Trong khi ông Donald Trump và ông Vladimir Putin dường như chưa sẵn sàng cho một thay đổi lớn, thì EU và NATO đã lo ngại trước những căng thẳng tiềm ẩn có thể đẩy mọi thứ đi chệch hướng.

    Tính cách cứng rắn tương đồng

    Thật dễ dàng nhận thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin – cựu giám đốc tổ chức tình báo KGB - và Tổng thống Mỹ Donald Trump - ngôi sao truyền hình thực tế rực rỡ trước đây có nhiều điểm chung.

    Ông Donald Trump từ lâu đã tỏ rõ sự quan tâm với người đứng đầu nước Nga trong khi ông Vladimir Putin thì chưa bao giờ che giấu sự chú ý với nhà lãnh đạo Mỹ, Alexander Vershbow, nguyên Phó Tổng thư ký NATO, hiện đang làm việc với Hội đồng Đại Tây Dương - một trong những tổ chức quân sự quan trọng của Washington, nhận định. "Về mặt giá trị, ông Trump dường như có mọi thứ mà ông Putin mô tả là giá trị của Nga”.

    Một chương trình thời sự phân tích ảnh hưởng của hai nhà lãnh đạo tại Nga - Ảnh: Bloomberg.

    Tại hội nghị đầu tiên của hai nước đầu tháng này ở Brussels, và sau đó ở Helsinki vào ngày 16/7 tới, một số phát biểu của Tổng thống Trump đã cho thấy sự bất ổn sâu sắc giữa Mỹ và các nước đồng minh. Ông Trump cho biết có thể tin tưởng vào cam kết quốc phòng tập thể của NATO. Tổng thống Mỹ cũng nói ằng những bất ổn trong chính trị ở châu Âu đã không ngăn cản các hoạt động trừng phạt với Nga kể từ quyết định sáp nhập Crimea năm 2014 và vụ đầu độc hai cha con cựu điệp viên Sprikal tại Anh.

    Quan điểm chính trị trên rất giống với chính Tổng thống Nga Putin. Như các người tiền nhiệm khác trong điện Kremlin, ông Putin muốn thấy NATO bị giải thể và quân đội Mỹ rút khỏi châu Âu. Khi ông Trump gọi liên minh này là “lỗi thời” vào tháng 1/2017, thì người phát ngôn của chính phủ Nga, tất nhiên, đồng ý. "Hiện tại, có rất nhiều lo lắng ở châu Âu về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương", ông Thomas Gomart, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) tại Paris, nhận xét.

    Một châu Âu bất ổn và mỏng manh

    Vấn đề can thiệp quân sự cũng đang là vấn đề cấp thiết của Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic bởi tầm ảnh hưởng của Nga. Ngược lại, Đức đột nhiên nhận thấy mối quan hệ đồng minh với Mỹ không còn có lợi như với Nga. Ông Gomart nói. "Nếu ông Donald Trump muốn chia cắt châu Âu, sẽ rất dễ dàng để làm như vậy trong hội nghị thượng đỉnh với ông Putin".

    Bà Angela Merkel đã giữ Liên minh châu Âu (EU) thống nhất sau các lệnh trừng phạt với Nga được gia hạn trở lại vào ngày 5/7 vừa qua. Với làn sóng của chủ nghĩa dân túy, Ý đã gia nhập Áo, Hungary và Slovakia để ủng hộ họ, Tổng thống Trump sẽ tốn thời gian để dàn xếp lại mối quan hệ.

    Dan Fried, một cựu đại sứ Mỹ tại Ba Lan và trợ lý thư ký nhà nước về các vấn đề châu Âu dưới thời ông George W. Bush và ông Barack Obama, nói: “Có một điểm chung đáng lo ngại về quan điểm giữa hai nhà lãnh đạo. Họ không coi trọng các nguyên tắc của thế giới tự do".

    Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: BBC

    Trong một quyết định mang tính bước ngoặt, Tổng thống Putin đã thay đổi mục tiêu chiến lược của Nga, từ tạo ra một không gian châu Âu chung với Đức và Pháp sang cải tổ nền văn minh theo hướng Á-Âu mới. Điều tương tự đang diễn ra ở Washington dưới bàn tay “thép” của Tổng thống Trump. Ông Putin nói: “Chúng ta có thể thấy rất nhiều quốc gia ở Châu Âu-Đại Tây Dương đang dần thay đổi nguồn gốc của họ, bao gồm các giá trị tôn giáo từng là nền tảng của văn minh phương Tây: quốc gia, văn hóa, tôn giáo...".

    Tham vọng dẫn đầu thế giới đã thay đổi

    Đầu năm 2018, Tổng thống Trump đã chỉ trích chính phủ Mỹ vì sự can thiệp vào quốc tế quá mức. Chi phí 5 triệu USD chỉ để khởi động một tàu sân bay bảo vệ biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên khiến ông than phiền: “Chúng ta đã bỏ ra điều gì? Chúng ta đã nhận được điều gì?”.

    Tuy nhiên, trong vấn đề này, hai nguyên thủ lại không có cái nhìn tương đồng. Theo Nikolai Sokov, một cựu nhân viên ngoại giao đàm phán hạt nhân và quản lý cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu James Martin ở Monterey, California, Tổng thống Putin cho rằng trật tự đó đã hình thành trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô, chia thế giới thành các khu vực trong tầm ảnh hưởng của mỗi siêu cường. Nước Nga đã tự xem mình là người giám hộ các tổ chức như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hay Tổ chức Thương mại Thế giới, đặt ra các quy tắc chung nhưng cho phép Nga đứng trên nguyên tắc chủ quyền quan trọng. Đối với Moskva, Mỹ đã tấn công và làm suy yếu các đồng minh của Nga kể từ khi khối Liên Xô sụp đổ.

    Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga vào ngày 16/7 tới tại Helsinski sẽ là một sự kiện lớn, mang tầm ảnh hưởng tới toàn bộ châu Âu và khối đồng minh của 2 nước.

    Thu Phương(Theo Bloomberg)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-cang-thang-tiem-an-trong-hoi-nghi-thuong-dinh-my--nga-a235776.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan