Nếu lượn một vòng thị trường mì gói chúng ta sẽ thấy không hãng mì nào không có sản phẩm mì chua cay. Thậm chí, có hãng có đến mấy sản phẩm và luôn là dòng được tiêu thụ mạnh nhất. Nguyên nhân do đâu?
Từ văn hóa ưa ăn chua cay của người Việt
Theo giải thích của một chuyên gia trong ngành ẩm thực,VN là một nước nông nghiệp Á Đông, thuộc xứ nóng. Quốc gia chúng ta có rất nhiều loại rau nhiệt đới cũng như đa dạng các loại thịt bổ dưỡng tươi ngon, nên các gia đình ngày xưa hay nấu thành món canh chua trong bữa cơm.
Trong canh chua là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại rau như cà chua, đậu bắp, rau muống, đỗ, rau thơm... lại được nấu với đọt me non hay trái me, khế xắt lát, cùng vài lát ớt, ít khứa cá bông lau hoặc cá lóc đồng… cho ra hương vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay, vô cùng “đưa cơm”. Có người cứ thích chan canh cho ngập cơm rồi húp nước hít hà, gắp thịt cá chấm nước mắm mặn mà tấm tắc...
Rồi dần dần, với văn hóa đặc trưng của người Việt là gia đình luôn đoàn tụ quây quần, chia sẻ, lại vô cùng phóng khoáng, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, tô canh chua ấy đã được biến tấu thành nồi lẩu chua cay hoành tráng. Rau sẽ đa dạng hơn, rất nhiều nồi lẩu có thêm cả nấm; thịt ăn kèm cũng phong phú hơn, đặc biệt với lẩu chua cay thì người ăn có thể cho cả hải sản lẫn thịt bò vào. Ai thích ăn gì và chính cỡ nào cứ tự gắp rau thịt nhúng vô nồi lẩu rồi canh vừa theo ý thích mà gắp ra thưởng thức.
Ông Lee Hung, một việt kiều Mỹ kể, trong một lần về nước chơi, ông đã dẫn theo người bạn là chuyên gia ẩm thực, sau khi thưởng thức xong món lẩu chua cay, người bạn này đã thốt lên: “Lẩu là món ăn mang đầy đủ những đặc trưng văn hóa ẩm thực VN. Chưa thấy món ăn nào lại đa dạng trong nguyên liệu chế biến, đậm đà trong hương vị lại đầm ấm trong cung cách thưởng thức như món lẩu. Không khí này, cách thưởng thức này không chỉ khiến món lẩu hấp dẫn với người Việt mà còn rất tuyệt vời với cả người nước ngoài”.
Đưa lẩu chua cay vào hương vị mì
Khi chúng tôi đưa số liệu báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho các chuyên gia ẩm thực, rằng sản phẩm mì 3 Miền của UNIBEN chiếm thị phần đến 28% số lượng mì tiêu thụ, thì không một ai ngạc nhiên.
Bởi theo họ, các công ty thực phẩm nói chung và UNIBEN nói riêng đã làm rất tốt khi đưa hương vị lẩu chua cay truyền thống của người Việt vào gói mì một cách tinh tế, biến mì gói trở thành món ăn thật sự thơm ngon, tiện lợi và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Người ăn mặn hay người ăn chay đều dùng được dễ dàng.
Đơn cử, với sản phẩm mì “3 Miền” của UNIBEN, ta dễ dàng nhận thấy gói gia vị bên trong sử dụng các nguyên liệu rất quen thuộc của món lẩu chua cay như sả phi thơm, riềng, rau thơm, ớt…, đặc biệt trong đó có cả nấm hương tạo nên một tổng hòa rất đặc trưng cho món lẩu chua cay.
Trong khi các loại nguyên liệu này còn được nhà sản xuất nghiên cứu đánh giá tỉ mỉ về chất lượng, hiệu quả tạo mùi, vị của từng chủng loại gia vị, ở các vùng khác nhau, ở các thời điểm khác nhau để chọn ra những vùng nguyên liệu tốt nhất cho từng loại. Từ đó, sản phẩm mì gói đến tay người tiêu dùng luôn được đảm bảo độ thơm ngon cao nhất.
[presscloud]106[/presscloud]
UNIBEN, đơn vị vừa nhận danh hiệu top 2 nhãn hiệu thực phẩm hàng đầu (Brand Food Print, Kantar Worldpanel 6/2017) vừa giới thiệu sản phẩm mới mì 3 Miền Gold Lẩu Nấm Chua Cay. Sản phẩm đáp ứng khẩu vị, sự ưa chuộng món lẩu nấm chua cay của người VN, đặc biệt không sử dụng các nguyên liệu như tỏi, hành, đáp ứng được nhu cầu của người ăn chay mà lại còn giúp bùng lên vị giác cho thực khách. |
Thảo Phan