Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, khi muốn chuyển hướng di chuyển, cần lưu ý phát ra tín hiệu để các phương tiện khác biết. Đặc biệt là đèn xi nhan, là dấu hiệu quan trọng để các phương tiện quan sát, tránh xảy ra tai nạn.
Theo Điều 15 Luật giao thông vận tại 2008 có quy định như sau:
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. thì người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi chuyển hướng xe phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo rẽ. Bạn có trình bày, khi đi xe máy trên đường A đến ngã ba thì bạn đã bật xi nhan rồi rẽ sang đường B. Đi được khoảng 10m thì bị cảnh sát giao thông dừng lại và bị bắt lỗi không có đèn xi nhan khi rẽ phải. Khi bạn kiểm tra lại thì đèn không hoạt động và cảnh sát giao thông phạt tôi 2 lỗi là lỗi không có đèn xi nhan khi rẽ phải và lỗi đèn xi nhan bị lỗi không hoạt động. Trong trường hợp này, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn cả hai lỗi là đúng.
Mức xử phạt lỗi không dùng đèn xi nhan
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
Quy định tại Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt với lỗi ôtô không xi nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.
Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với trường hợp chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.
Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ tại nơi đường không giao nhau cùng mức).
Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với trường hợp lùi xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.
Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng đối với trường hợp chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước.
Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe ôtô không đưa ra tín hiệu báo trước khi vượt.
Đèn xi nhan ôtô được thiết kế đặt ở 4 góc của xe. Nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dùng, nhà sản xuất đã ứng dụng nhiều công nghệ mới giúp tăng cường tính năng cho hệ thống đèn xi nhan ôtô.
Như vậy, nếu trong quá trình tham gia giao thông, phương tiện bị hỏng xi nhan, không thể sử dụng và rơi vào các trường hợp nêu trên thì vẫn bị xử phạt theo đúng quy định. Do đó, người tham gia giao thông cần chú ý bảo trì, bảo dưỡng xe thường xuyên và sửa chữa ngay khi phát hiện hỏng hóc để đảm bảo an toàn và tránh vi phạm.