+Aa-
    Zalo

    Khi bị CSGT yêu cầu dừng xe mà bỏ chạy bị xử lý như thế nào?

    (ĐS&PL) - Trường hợp bị lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra mà tài xế không chấp hành tìm cách bỏ chạy thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

    Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe

    Bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau.

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm như sau:

    - Ô tô và các loại xe tương tự, phạt tiền từ 4-6 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 5) và phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).

    Khi nhận hiệu lệnh yêu cầu dừng xe, tài xế phải chấp hành nghiêm túc.

    Khi nhận hiệu lệnh yêu cầu dừng xe, tài xế phải chấp hành nghiêm túc.

    - Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự, phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng (điểm g khoản 4 Điều 6) và phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6).

    - Máy kéo, xe máy chuyên dùng, phạt hành chính từ 2-3 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 7). Ngoài ra còn phạt bổ sung với người điều khiển máy kéo là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng và đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng là tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1-3 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7).

    - Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác, mức phạt là từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 8).

    - Đối với điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo, mức phạt là từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 10).

    Trường hợp nào CSGT được dừng xe kiểm tra dù không có vi phạm

    Tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT không được tự ý dừng xe người đi đường để kiểm tra mà phải có một trong các căn cứ sau:

    1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các vi phạm giao thông và các vi phạm pháp luật khác.

    Hành vi bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng phương tiện sẽ bị xử lý nghiêm.

    Hành vi bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng phương tiện sẽ bị xử lý nghiêm.

    2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

    3. Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng xe để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.

    4. Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của người dân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

    Nếu không có một trong các căn cứ trên mà yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra, chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi vi phạm đối với mình.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khi-bi-csgt-yeu-cau-dung-xe-ma-bo-chay-bi-xu-ly-nhu-the-nao-a420845.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan