+Aa-
    Zalo

    Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu để khắc phục hậu quả?

    (ĐS&PL) - Liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, trước khi phiên xét xử ngày 5/3 diễn ra, nhiều bị cáo đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả

    Báo Tiền Phong đưa tin ngày 5/3, TAND TP.HCM xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP SCB và các đơn vị liên quan.

    Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lan bị xét xử về 3 tội danh, gồm Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Ngoài tư cách bị cáo, bà Trương Mỹ Lan còn hầu tòa với tư cách bị hại đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bị cáo Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Capella.

    Trong giai đoạn điều tra, cơ quan chức năng thu giữ gần 600 tỷ đồng và gần 15.000 USD. Trong đó, thu giữ của bị cáo Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân hơn 7 tỷ đồng; thu giữ của ông Tạ Hùng Quốc Việt - Tổng giám đốc Công ty CP Greenhill Village; Trần Văn Hùng - nhân viên tòa nhà Sherwood (quận 3, TP.HCM) 190.000 USD.

    Trước khi diễn ra phiên xử, nhiều bị cáo đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả, theo thông tin trên VietNamNet.

    Trong đó, VKSND Tối cao xác định, ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư quảng trường thời đại Times Square) đã khắc phục 1 tỷ đồng. 

    Cháu gái bà Trương Mỹ Lan là bị cáo Trương Huệ Vân (TGĐ Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor) đã khắc phục hơn 1,063 tỷ đồng và 3.000 USD.

    xet xu vu an van thinh phat cac bi cao da nop lai bao nhieu de khac phuc hau qua
    Bị cáo Trương Mỹ Lan bị áp giải đến TAND TP.HCM sáng 5/3. Ảnh: Tiền Phong

    Liên quan đến vụ án, ông Dương Tấn Trước (TGĐ Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt) bị truy tố tội Tham ô tài sản với vai trò đồng phạm cùng bà Trương Mỹ Lan.

    Tài liệu điều tra cho thấy, đủ căn cứ xác định ông Dương Tấn Trước đã giúp sức, đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi tham ô tài sản, chiếm đoạt hơn 4.752 tỷ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh là hơn 605 tỷ đồng.

    Sau khi vụ án được khởi tố vào ngày 17/10/2022, ông Trước và Công ty Tường Việt đã trả lại SCB hơn 813 tỷ đồng (gồm dư nợ gốc 801,8 tỷ đồng và dư nợ lãi hơn 11 tỷ đồng) đối với 2 khoản vay của Công ty Tường Việt và Công ty Việt Đức. Việc này được CQĐT đánh giá là khắc phục hậu quả.

    CQĐT xác định, ông Trước còn nhận của bà Trương Mỹ Lan hơn 2.697 tỷ đồng. Trong số này, ông Trước đã đưa lại cho bà Lan 249,5 tỷ đồng (thông qua cháu gái ruột Trương Huệ Vân của bà Lan). Đến nay, còn hơn 2.204 tỷ đồng, ông Trước xin tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền này cho bà Lan để khắc phục hậu quả của vụ án.

    Thời điểm VKSND Tối cao hoàn tất cáo trạng, bị cáo đã nộp khắc phục hơn 52 tỷ đồng.

    Một đại gia khác được nhắc đến là ông Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella). Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông và bà Trương Mỹ Lan là vào năm 2017, thông qua một người quen có tên Hồ Quốc Minh giới thiệu. Những thương vụ hàng triệu USD giữa ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan cũng bắt đầu từ đây.

    Cầm 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan, sau khi Chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị bắt, ông Nguyễn Cao Trí đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt số tiền trên. Trước khi diễn ra phiên tòa, VKSND Tối cao xác định ông Nguyễn Cao Trí đã nộp khắc phục hơn 657 tỷ đồng và hơn 3,3 triệu USD.

    Theo VKSND Tối cao, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã nộp khắc phục 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.

    Các bị cáo khác cũng nộp tiền khắc phục, cụ thể ông Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước) nộp 390.000 USD; bà Nguyễn Thị Phụng (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) nộp 20.000 USD và 210 triệu đồng.

    Vương Đỗ Anh Tuấn (cựu Trưởng phòng Thanh tra thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) nộp 20.000 USD. Nguyễn Văn Thùy (cựu Phó Trưởng ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) nộp 21.000 USD và 60 triệu đồng.

    Lê Thanh Hà (cựu Phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, cựu Trưởng phòng Kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII) nộp 14.000 USD và 100 triệu đồng.

    Trần Văn Tuấn (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (thuộc Thanh tra Chính phủ) nộp 6.000 USD và 40 triệu đồng.

    Nguyễn Tuấn Anh (cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) và Vũ Khánh Linh (cựu Phó trưởng phòng Thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần (thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) nộp 100 triệu đồng.

    Nguyễn Duy Phương (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp) nộp 1.000 USD và 20 triệu đồng. Nguyễn Văn Dũng (cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nộp: 15.000 USD và 400 triệu đồng.

    Nguyễn Thị Phi Loan (cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nộp 470 triệu đồng. Võ Văn Thuần (cựu Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nộp 1,85 tỷ đồng.

    Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, Phan Tấn Trung (cựu Phó chánh Thanh tra, Giám sát Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP.HCM) nộp 554 triệu đồng. Nguyễn Tín (Phó trưởng phòng, Cục II, Ngân hàng Nhà nước) nộp 500 triệu đồng.

    Trương Việt Hưng (cựu thanh tra viên Vụ II, Thanh tra Chính phủ) nộp 6.000 USD. Bùi Tuấn Khoa (Phó cục trưởng Cục II, Ngân hàng Nhà Nước) nộp 100 triệu đồng.

    Trương Khánh Hoàng (cựu quyền TGĐ Ngân hàng SCB) nộp 9,85 triệu cổ phần SCB. Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó TGĐ Ngân hàng SCB) nộp 300.000 cổ phần SCB.

    Nguyễn Phương Anh (Phó TGĐ Công ty Sài Gòn Peninsula) nộp 300 triệu đồng. Trần Văn Nhị (Phó giám đốc Công ty TNHH Hãng kiểm toán và định giá ATC - chi nhánh TP.HCM nộp 500 triệu đồng. Phạm Thu Phong (cựu trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB) nộp 20 tỷ đồng.

    Đỗ Phú Huy (Chủ tịch Ủy ban kinh doanh và đầu tư Ngân hàng SCB) nộp 100.000 cổ phần SCB. Cao Việt Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt) nộp 36,5 triệu cổ phần SCB.

    Diệp Bảo Châu (cựu Phó TGĐ Ngân hàng SCB) nộp 20 triệu đồng; Lê Khánh Hiền (cựu TGĐ Ngân hàng SCB) nộp 50 triệu đồng. Võ Triệu Lân (cựu Giám đốc Ngân hàng SCB - chi nhánh Chợ Lớn) nộp 100 triệu đồng.

    Khổng Minh Thế (cựu Phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB) nộp 200 triệu đồng. Nguyễn Cửu Tính (cựu Phó TGĐ Ngân hàng SCB) nộp 100 triệu đồng. Nguyễn Ngọc Tú (cựu Phó giám đốc Ngân hàng SCB - chi nhánh Cống Quỳnh) nộp 100 triệu đồng.

    Hồ Bảo Ngọc (cựu giám đốc vùng 2 - Ngân hàng SCB) nộp 100 triệu đồng. Mai Hồng Chín (cựu giám đốc phòng tái thẩm định thuộc khối tái thẩm định Ngân hàng SCB) nộp 22 triệu đồng. Võ Văn Tường (cựu giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB) nộp 50 triệu đồng.

    Huỳnh Thiên Văn (cựu giám đốc kênh kinh doanh khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB) nộp 100 triệu đồng. Lương Thị Hồng Quế (Giám đốc phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệm Ngân hàng SCB) nộp 20 triệu đồng.

    Bùi Ngọc Sơn (Phó giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB) nộp 50 triệu đồng. Phạm Văn Phi (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) nộp 20 triệu đồng. Lê Văn Chánh (Giám đốc khối hỗ trợ kinh doanh Ngân hàng SCB) nộp 50 triệu đồng.

    Lê Kiều Trang (Phó TGĐ Công ty cổ phần thẩm định giá EXIM) nộp 30 triệu đồng. Tạ Chiêu Trung (TGĐ Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú, cựu thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) nộp 300 triệu đồng.

    Lê Anh Phương (cựu Giám đốc SCB - chi nhánh Sài Gòn) nộp 100 triệu đồng. Nguyễn Thị Khánh Vân (cựu nhân viên Công ty CP Natural Land) nộp 100 triệu đồng. Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng phòng Văn phòng HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nộp 30 triệu đồng.

    Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đông Phương) nộp 500 triệu đồng. Đào Chí Kiên (Phó TGĐ Công ty CP Dầu khí Đông Phương) nộp 300 triệu đồng).

    Nguyễn Huỳnh Lan Chi (cựu trưởng phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB) nộp 100 triệu đồng. Hoàng Minh Hoàn (cựu Phó TGĐ Ngân hàng SCB) nộp 100 triệu đồng. Trần Hoàng Giang (Phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB) nộp 50 triệu đồng.

    Lê Huy Khánh (Giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới) nộp 50 triệu đồng. Nguyễn Anh Phước (Phó TGĐ Ngân hàng SCB) nộp 300 triệu đồng. Đăng Quang Nguyên (cựu Phó TGĐ Công ty CP Lavifood) nộp 200 triệu đồng.

    Nguyễn Anh Thép (cựu Phó giám đốc SCB - Chi nhánh Cống Quỳnh) nộp 50 triệu đồng. Phan Tấn Khôi (Giám đốc SCB - chi nhánh Đông Sài Gòn) nộp 50 triệu đồng. Đỗ Xuân Nam (Phó TGĐ Công ty DATC) và Hồ Bình Minh (Phó giám đốc Cong ty thẩm định giá MHD) mỗi người nộp 50 triệu đồng.  

    Bên cạnh đó, còn một số bị can khác cũng có nguyện vọng được khắc phục hậu quả của vụ án, theo báo Tuổi Trẻ.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xet-xu-vu-an-van-thinh-phat-cac-bi-cao-da-nop-lai-bao-nhieu-de-khac-phuc-hau-qua-a613100.html
    Sự kiện: EURO 2024
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan