+Aa-
    Zalo

    Xe tải xếp hàng 'né' trạm cân trên Quốc lộ 5

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hàng trăm xe tải nằm bất động trên Quốc lộ 5 hoặc đi đường vòng để "né" trạm cân di động ở Hải Dương. Theo tài xế, với việc cân trọng tải như hiện nay, chắc chắn họ sẽ bị xử phạt.

    Hàng trăm xe tải nằm bất động trên quốc lộ 5 hoặc đi đường vòng để "né" trạm cân di động ở Hải Dương. Theo tài xế, với việc cân trọng tải như hiện nay, chắc chắn họ sẽ bị xử phạt.

    Chiều 16/4, ông Mạc Văn Thái, Trạm trưởng Trạm cân lưu động tỉnh Hải Dương cho biết, từ 3h đến 14h cùng ngày, Trạm chốt trên Quốc lộ 5 (nối từ cảng biển Hải Phòng qua Hải Dương, Hưng Yên về Hà Nội) chưa phát hiện và xử lý trường hợp xe chở quá trọng tải cho phép. Nhiều xe dừng dọc đường hoặc tìm đường khác để tránh vào cân.

    Xe tải xếp hàng 'né' trạm cân trên quốc lộ 5

    Trạm cân của cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương trên Quốc lộ 5 vắng xe vào kiểm tra trọng tải trong ngày 16/4. Ảnh: G.C

    Theo ghi nhận chiều cùng ngày, Quốc lộ 5 lác đác những chiếc xe đầu kéo chở thùng container rỗng hoặc chở hàng nhẹ. Riêng số xe chở container 40 feet có trọng lượng từ 24 -2 8 tấn, xe bồn chở hóa chất, hàng rời như sắt, thép, xi măng… đều "án binh" xếp dài trên đường. Một số xe bị lực lượng CSGT tuần tra thu giữ giấy tờ, yêu cầu di chuyển vì đậu xe dưới lòng đường.

    Mặt mũi bơ phờ vì mệt mỏi, một tài xế của công ty vận tải đóng ở Hà Nội cho biết, anh nhận chở một container 40 feet chưa đến 25 tấn hàng đi Hải Phòng, nhưng không dám qua trạm cân, vì biết chắc sẽ bị phạt lỗi quá tải. "Bây giờ họ phạt cao lắm, mỗi lần quá tải là mất đứt từ 6 đến 7 triệu đồng và còn bị treo bằng lái một tháng", người này cho hay.

    Ông Nguyễn Quang Minh, quản lý một doanh nghiệp vận tải lớn ở Hà Nội nói, hiện công ty của ông có chi nhánh tại Hải Phòng với 19 xe đầu kéo thì có đến 16 chiếc đang phải dừng trên Quốc lộ 5 từ đêm hôm trước. Trọng lượng hàng hóa doanh nghiệp này nhận chở được nước ngoài đóng theo quy chuẩn quốc tế, nhưng Việt Nam không áp dụng quy chuẩn này.

    Theo ông Minh, việc cơ quan chức năng hạ mức trọng tải xuống đang khiến doanh nghiệp vận tải cũng như chủ hàng trong nước gặp nhiều khó khăn. Cả ngày nay, ông Minh liên tục phải nghe chủ hàng gọi điện phàn nàn về việc giao hàng chậm. "Chúng tôi mong Chính phủ xem xét lại quy định về trọng tải xe và trọng lượng hàng đóng trong container cho phù hợp thực tiễn", ông nói thêm.

    Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết, lĩnh vực vận tải hàng nặng, hàng chuyên dùng, hàng đóng bằng container tại địa phương hiện có gần 1.000 doanh nghiệp tham gia với gần 7.000 xe đầu kéo và sơ mi, rơ-mooc. Tuy nhiên thời gian gần đây, hơn 40\% lượng xe kể trên không tham gia hoạt động do các chủ doanh nghiệp và lái xe sợ thua lỗ.

    "Nếu thực hiện đúng quy định trọng tải tham gia giao thông theo sổ chứng nhận kiểm định, thì nhiều doanh nghiệp vận tải phải ngừng hoạt động. Bởi hoạt động chắc chắn sẽ vi phạm, một trong những nguyên nhân là việc không đồng nhất cho phép trọng tải tham gia giao thông của các phương tiện vận tải đầu kéo sơ mi, rơ-moóc", ông Tiến nói.

    Theo ông, cùng một loại sơ mi, rơ-moóc chở container 20 feet hoặc 40 feet nhưng xuất xứ sản xuất khác nhau, trọng tải cho phép tham gia giao thông cũng khác nhau. Ví dụ: loại sơ mi, rơ-moóc tải 3 cần trục của Trung Quốc sản xuất có trọng tải thiết kế 40 tấn nhưng khi chở container 40 feet chỉ được phép chở 22,3 tấn. Trong khi đó, theo quy chuẩn quốc tế, một container 40 feet được đóng tới 28 tấn hàng. Lúc vận chuyển về đến Việt Nam, hàng trong container đang nguyên đai, nguyên kiện, kẹp chì, doanh nghiệp vận tải không có quyền mở, hạ tải… 

    "Nếu hạ tải theo quy định hiện hành, doanh nghiệp sản xuất sẽ phải đội thêm một khoản chi phí không nhỏ dẫn tới giá thành sản phẩm tăng cao và sức cạnh tranh sẽ phải giảm xuống. Tuy nhiên, những trường hợp cố tình chở quá tải với những hàng rời thì cần xử lý nghiêm", ông Tiến kiến nghị. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xe-tai-xep-hang-ne-tram-can-tren-quoc-lo-5-a29577.html
    Bài học đắt giá từ Trạm cân Dầu Giây

    Bài học đắt giá từ Trạm cân Dầu Giây

    Giới “xế” đường dài một thời “khiếp vía” vì những "chiêu" làm tiền trắng trợn của một số nhân viên Trạm cân tải trọng Dầu Giây (Trảng Bom, Đồng Nai). Câu hỏi đặt ra là, tiêu cực sẽ ở mức độ nào, khi các trạm cân lưu động (TCLĐ) được thiết lập đồng loạt trong phạm vi cả nước?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bài học đắt giá từ Trạm cân Dầu Giây

    Bài học đắt giá từ Trạm cân Dầu Giây

    Giới “xế” đường dài một thời “khiếp vía” vì những "chiêu" làm tiền trắng trợn của một số nhân viên Trạm cân tải trọng Dầu Giây (Trảng Bom, Đồng Nai). Câu hỏi đặt ra là, tiêu cực sẽ ở mức độ nào, khi các trạm cân lưu động (TCLĐ) được thiết lập đồng loạt trong phạm vi cả nước?