+Aa-
    Zalo

    Vượt hàng trăm cây số để mua cặp bánh chưng "mang hồn Tây Bắc"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với hương thơm dẻo của gạo nếp, vị cay của hạt tiêu, bùi bùi của đỗ xanh và béo ngậy của nhân thịt, nhiều năm qua, bánh chưng Điện Biên đã trở thành thương hiệu.

    Với kỹ thuật gói khéo léo, hương vị đậm đà, thơm dẻo của gạo nếp, vị cay của hạt tiêu, vị mặn của muối; bùi bùi của đỗ xanh và béo ngậy của nhân thịt, nhiều năm qua, bánh chưng Điện Biên đã trở thành thương hiệu, được nhiều khách hàng săn tìm.

    Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cũng gia tiên. Câu hát “Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ, cành mai vàng bên cành đào tươi” từ lâu như một thước đo vô hình, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tròn trịa của đất trời và sự may mắn an lành của cả năm mới.


    Tuy nhiên, với nhịp sống nhanh và hiện đại ngày nay, thì vào những ngày sát Tết càng có nhiều công việc phải hoàn thành. Vì thế, thay vì quây quần bên gia đình trông nồi bánh chưng như trước, nhiều người đã chọn mua chiếc bánh chưng ngon, mới lạ về để thắp hương hoặc đi biếu Tết.

    Trên thị trường, ngoài loại bánh chưng truyền thống thông thường, hiện có rất nhiều loại bánh chưng mới lạ được biến tấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau như bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng ngũ sắc,... khiến khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

    Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, được nhiều khách hàng săn đón vẫn phải nhắc đến những chiếc bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên mang thương hiệu Bà Kiều. Tuy có giá cao “ngất ngưởng” nhưng vẫn luôn “cháy” hàng, khiến chúng tôi không khỏi tò mò và quyết định phải tìm hiểu.

    Nghệ nhân Trần Thị Kiều

    Bánh chưng được gói thủ công gia truyền từ những bàn tay tài hoa của người thợ gói bánh lâu năm, với những nguyên liệu thơm ngon, hảo hạng số 1 của vùng đất Tây Bắc- Điện Biên.

    Bánh chưng Bà Kiều là một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Điện Biên. Bánh do bà Trần Thị Kiều, người dân tộc Tày, quê gốc ở Lạng Sơn sáng tạo nên.

    Được biết, nghệ nhân bánh chưng Trần Thị Kiều vốn không phải là người con sinh ra và lớn lên tại Điện Biên, nhưng lại có cái duyên cuộc đời gắn bó với vùng đất này từ vài chục năm nay. Với tư chất vốn có, ngay từ khi còn bé, bà Kiều thường hay để ý đến công việc chuẩn bị của mẹ và nhanh chóng tiếp thu, lĩnh hội được những kỹ năng cơ bản của việc gói và luộc bánh chưng.

    Trải qua một thời gian nghiên cứu, miệt mài cải tiến, rút kinh nghiệm trong từng mẻ bánh, Bà Kiều đã đã sáng tạo ra một công thức làm bánh hoàn toàn khác biệt với bánh chưng dưới xuôi, khác biệt từ việc ngâm gạo, rửa lá dong, thái thịt, tước lạt giang, đồ đỗ đến gói bánh, luộc bánh và vớt bánh.

    Bánh chưng Bà Kiều có màu xanh tự nhiên thấm đều trong từng hạt gạo, không hề lấn át màu vàng đặc trưng của đỗ. Miếng bánh có mùi thơm của gạo nếp nương, của lá dong, lá riềng, có vị cay của hạt tiêu, vị mặn của muối; cảm giác bùi bùi của đỗ xanh và béo ngậy của nhân thịt.

    Theo thời gian, bánh chưng của nghệ nhân Trần Thị Kiều, ngày càng được nhiều người khen ngợi, truyền tai nhau và không biết tự bao giờ, đã nổi tiếng cả một vùng.

    Nói về bí quyết sản phẩm của mình, nghệ nhân Kiều cho biết, để tạo được thương hiệu nổi tiếng như vậy, đầu tiên phải luôn chú trọng khâu tuyển chọn nguyên vật liệu cho sản phẩm. Nguyên liệu có ngon thì chiếc bánh mới ngon được.

    Trước hết phải nhờ hạt gạo nếp nương Điện Biên, được lấy ổn định từ khu vực Điện Biên Đông. Do được trồng ở những nương lúa màu mỡ nhất, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học và đặc biệt được "uống nước" của núi rừng, cùng với khí hậu đặc trưng của Tây Bắc nên gạo nếp nương thường săn, chắc, thơm vô cùng.

    Bánh chưng được làm bằng những hạt gạo dài, chắc, mẩy, mười hạt như mười nên khi bánh được ninh nhừ đến mấy vẫn giữ nguyên được hình dáng hạt gạo, bánh dền. Đặc biệt, dù có để đến hạn cuối cùng của việc bảo quản, bánh vẫn không hề bị lại gạo - vẫn giữ được độ dẻo, thơm và màu xanh như bánh mới.

    Thịt lợn gói bánh là loại lợn mán giống hiếm, người dân tộc nuôi ba năm mới cho thu hoạch một lứa, có giá thành đắt gấp ba, bốn lần thịt lợn siêu nạc. Lợn nuôi khỏe mạnh, chăm hoàn toàn dân dã, không có thức ăn công nghiệp nên thịt rất chắc thơm, không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng. Do đó thịt luôn có lớp mỡ béo ngậy, tỉ lệ mỡ cao gấp 3 lần nạc. Khi luộc bánh đủ 12 tiếng thịt mỡ tan ra, ngấm vào đỗ tạo nên hương vị béo ngậy khó quên.

    Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn từ những vùng quê chuyên trồng đỗ. Khi nấu bở tơi, bùi béo, vàng óng ả. Chiếc bánh còn chứa đựng hương vị của thiên nhiên nắng gió, của núi rừng Tây Bắc khi được bọc bằng chiếc lá dong rừng thơm ngát.

    Với chiếc lạt giang cũng phải chọn dóng giang bánh tẻ (không non quá, không già quá), thường được chặt vào tháng hai, từ trong rừng già Mường Lé. Lạt buộc bánh phải được lột thật mỏng đều, người không thạo sẽ không chẻ được lạt.

    Việc gói bánh chưng tuy đơn giản, nhưng kèm theo nó có hàng chục đầu công việc phải làm. Từ khai thác nguồn nguyên liệu, sao cho công việc không bị ngắt quãng; đến việc chọn lá, rửa lá, sơ chế thành phẩm như chẻ lạt, pha chế gia vị, rồi luộc bánh, vớt bánh, nén bánh...tất cả phải nhịp nhàng như một guồng máy.

    Có thể nói, các nguyên liệu cũng như cách làm bánh vô cùng công phu, tất cả đều theo công thức gia truyền không đâu có. Bởi vậy, bánh chưng được rất nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng, từ hình thức cho tới chất lượng, mùi vị.

    Đến nay, sau hơn 10 năm bán hàng, bánh chưng gia truyền của bà Kiều đã có mặt tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ Hà Nội, Đà Nẵng cho đến Sài Gòn. Với chất lượng bánh thơm ngon, màu sắc bắt mắt, bánh được tất cả mọi người ưa chuộng. Những năm gần đây, mỗi năm gia đình bà Kiều xuất bán trên dưới 10.000 chiếc bánh, trong đó có trên dưới 6000 cái vào dịp tết nguyên đán, và thường không đủ hàng để bán. Nhiều khách hàng thậm chí phải vượt cả trăm cây số lên tận nơi để mua cho được cặp bánh chưng nếp nương Kiều gia về cúng gia tiên.

    Chia sẻ về hương vị bánh chưng vùng đất Điện Biên nổi danh, bà Thy (Hà Nội) cho hay: “Không nhiều người làm bánh mà vẫn giữ được “cái tâm” của mình trong từng sản phẩm của họ. Bánh chưng vốn là chiếc bánh dung dị, truyền thống nên tôi rất hoan nghênh tinh thân của bà Kiều, đồng thời mong muốn gia đình bà mãi giữ được truyền thống của người Việt qua từng chiếc bánh”.

    Phân phối độc quyền:

    Công ty CP PalmCorp; Số 38, phố Chùa Vua, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

    ĐT: 024 6251 3133/090 125 0660

    Website: www.banhchungkieugia.com

    Fanpage: www.facebook.com/banhchungkieugia "

    Nguyễn Hà(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vuot-hang-tram-cay-so-de-mua-cap-banh-chung-mang-hon-tay-bac-a206502.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan