+Aa-
    Zalo

    "Vua rau xanh" với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng người bệnh thận nên tránh

    (ĐS&PL) - Tuy nhiên, dù bổ dưỡng là vậy, nhưng loại thực phẩm này cũng có thể là " con dao hai lưỡi" nếu sử dụng sai cách, tiềm ẩn hàng loại rủi ro cho sức khỏe gia đình.

    Cải bó xôi hay rau chân vịt, rau bina là một siêu thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Theo đó, một khẩu phần 100g rau chân vịt chứa 28,1mg vitamin C, chiếm 34% lượng khuyến nghị hàng ngày của một người. Ngoài ra, rau chân vịt còn chứa protein, canxi, sắt, magie, kali, vitamin A, vitamin K, chất xơ, phốt pho và thiamine.

    Loại rau này được chứng minh có tác dụng hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau như phòng ngừa loãng xương, tiểu đường, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, nâng cao thị lực. Tuy nhiên, dù bổ dưỡng là vậy, nhưng loại thực phẩm này cũng có thể là " con dao hai lưỡi" nếu sử dụng sai cách, tiềm ẩn hàng loại rủi ro cho sức khỏe gia đình.

    Cải bó xôi có chứa oxalat, là hợp chất có thể hình thành sỏi trong cơ thể người nếu tiêu thụ quá mức.

    Cải bó xôi có chứa oxalat, là hợp chất có thể hình thành sỏi trong cơ thể người nếu tiêu thụ quá mức.

    Dưới đây là những người không nên ăn cải bó xôi:

    Những người bị sỏi thận

    Cải bó xôi có chứa oxalat, là hợp chất có thể hình thành sỏi trong cơ thể người nếu tiêu thụ quá mức. Những viên sỏi này được hình thành do sự gia tăng hàm lượng oxalat trong nước tiểu. Các loại sỏi thận phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat. Một trăm gam cải bó xôi chứa 970 miligam oxalat.

    Bạn nên luộc cải bó xôi trước khi sử dụng, vì khi luộc có thể làm giảm nồng độ oxalat ở một mức độ nào đó. Bạn nên kết hợp thực phẩm cung cấp canxi (như sữa đông hoặc phô mai tươi) với cải bó xôi cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi.

    Người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người dễ bị thiếu canxi

    Cải bó xôi là siêu thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, loại rau này có chứa axit oxalic, sự kết hợp giữa axit oxalic và canxi có thể dễ dàng tạo thành canxi oxalat, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hoặc người đang cần bổ sung canxi thì không nên loại rau này, đặc biệt là trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống viên canxi

    Người bị bệnh tim mạch đang dùng thuốc chống đông

    Cải bó xôi chứa hàm lượng cao vitamin K, một loại khoáng chất làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu. Thuốc chống đông máu như warfarin thường được sử dụng để ngăn ngừa sự khởi phát của đột quỵ. Vitamin K sẽ làm giảm hiệu quả của Warfarin. Do đó, những người dùng thuốc chống đông phải giảm lượng cải bó xôi.

    Bệnh nhân tỳ vị hư nhược, phân lỏng, tiêu chảy

    Cải bó xôi giàu chất xơ, có tác dụng bôi trơn đường ruột, không thích hợp cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Ngoài ra, loại rau này còn có hàm lượng axit oxalic cao, những người bị tỳ vị hư nhược, phân lỏng không nên ăn nhiều.

    Cải bó xôi có chứa purin, hợp chất hóa học được cho là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

    Cải bó xôi có chứa purin, hợp chất hóa học được cho là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

    Người bị bệnh gút

    Cải bó xôi có chứa purin, hợp chất hóa học được cho là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Tuy nhiên, chưa có minh chứng về việc ăn nhiều các loại rau giàu purin và bệnh gút.

    Nhưng tốt hơn hết là bạn nên hạn chế cải bó xôi. Màu xanh của cải cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc, hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

    Người bị rối loạn tuyến giáp

    Cải bó xôi cũng được cho là làm tổn hại đến chức năng tuyến giáp vì nó chứa một số hợp chất được gọi là goitrogens. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu còn lẫn lộn về vấn đề này. Nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

    Rau chân vị ăn bao nhiêu mới tốt?

    Rau chân vịt là một thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy nhớ ăn lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

    Bạn chỉ nên ăn rau chân vịt với lượng vừa phải, khoảng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần 100g. Đồng thời, kết hợp rau chân vịt với nhiều loại rau củ quả khác để có chế độ ăn uống cân bằng.

    Đặc biệt, nên chế biến rau chân vịt đúng cách, ví dụ như luộc hoặc xào nhanh, để giữ nguyên chất dinh dưỡng và giảm lượng oxalate. Cuối cùng, hãy lắng nghe cơ thể và ngừng sử dụng rau chân vịt nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. 

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vua-rau-xanh-voi-ham-luong-dinh-duong-doi-dao-nhung-nguoi-benh-than-nen-tranh-a480194.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan