+Aa-
    Zalo

    Vụ rơi máy bay chở 19 người ở Nepal: Vì sao chỉ có duy nhất một phi công sống sót?

    (ĐS&PL) - Chiếc máy bay gặp nạn đâm trúng một container hàng nằm ở rìa sân bay, sau đó tiếp tục rơi xuống sườn dốc phía dưới. Buồng lái tách rời khỏi thân sau cú va chạm.

    Như đã đưa tin, sáng 24/7 (giờ địa phương), máy bay CRJ-200 mang số hiệu 9N-AME của Saurya Airlines chở 19 người, bao gồm phi hành đoàn, đã gặp nạn khi cất cánh từ sân bay Quốc tế Tribhuvan Kathmandu (Nepal) đi Pokhara, thành phố lớn thứ hai của nước này.

    Vụ việc khiến 18 người trên phi cơ thiệt mạng, chỉ duy nhất phi công Manish Ratna Shakya sống sót.

    Một phần xác máy bay trong vụ tai nạn.  Ảnh: BBC

    Một phần xác máy bay trong vụ tai nạn.  Ảnh: BBC

    Bộ trưởng hàng không dân dụng Nepal Badri Pandey cho biết, máy bay đã đột ngột ngoặt sang phải trong lúc cất cánh, rồi lao xuống khu vực phía đông đường băng của sân bay.

    “Phi cơ đâm trúng một container hàng nằm ở rìa sân bay, sau đó tiếp tục rơi xuống sườn dốc phía dưới. Tuy nhiên, buồng lái tách rời khỏi thân sau cú va chạm và mắc kẹt bên trong container. Đó là lý do phi công sống sót", ông Pandey nói. 

    Theo thông tin từ phía lực lượng cứu hộ, họ tiếp cận được phi công Shakya khi ngọn lửa đã lan đến gần phần buồng lái bị kẹt trong container.

    Quân đội Nepal cho biết phi công được giải thoát khoảng 5 phút sau khi máy bay rơi, anh ấy khi đó "đang sợ hãi" nhưng vẫn tỉnh táo. Xe cứu thương của quân đội sau đó đưa anh tới bệnh viện. Truyền thông Nepal cho hay anh hiện có thể nói chuyện và đã bảo với gia đình rằng mình "vẫn ổn".

    Các đội cứu hộ có mặt tại hiện trường. Ảnh: BBC

    Các đội cứu hộ có mặt tại hiện trường. Ảnh: BBC

    Kể từ năm 2000 đã có gần 350 người đã thiệt mạng vì tai nạn máy bay tại Nepal.  Trong đó, vào tháng 1/2023, chiếc máy bay ATR-72 của Yeti Airlines (Nepal) đã rơi ngay trước khi hạ cánh xuống Pokhara khiến toàn bộ 72 người thiệt mạng. Nguyên nhân được cho là do phi công ngắt nhầm nguồn điện.

    Đây là vụ tai nạn hàng không nguy hiểm nhất tại Nepal kể từ năm 1992, khi chiếc Airbus A300 của hãng hàng không quốc tế Pakistan đâm vào sườn đồi trên đường tới Kathmandu khiến toàn bộ 167 người trên máy bay thiệt mạng.

    Bắt đầu từ năm 2013, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm các hãng hàng không Nepal vào không phận nước này do lo ngại về an toàn.

    Nhiều năm qua, Nepal đã tăng cường nỗ lực cải thiện an toàn hàng không, bao gồm xây dựng cải tiến hạ tầng sân bay, nâng cấp thiết bị an toàn và thúc đẩy văn hóa an toàn hàng không.

    Sự cải thiện đáng kể trong an toàn hàng không đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) ghi nhận vào năm 2018. Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này vẫn phải tiếp tục nỗ lực cải cách ngành hàng không để đảm bảo an toàn cao nhất.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vu-roi-may-bay-cho-19-nguoi-o-nepal-vi-sao-chi-co-duy-nhat-mot-phi-cong-song-sot-a449193.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan