+Aa-
    Zalo

    Vụ công nhân rơi từ dự án Cát Linh - Hà Đông: Trách nhiệm các bên thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Liên quan tới vụ tai nạn lao động xảy ra tại dự án thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, luật sư Lê Văn Kiên đã có những quan điểm về trách....

    (ĐSPL) - Liên quan tới vụ tai nạn lao động xảy ra tại dự án thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, luật sư Lê Văn Kiên đã có những quan điểm về trách nhiệm của các bên.

    Theo đó Luật sư lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng và Công lý cho rằng, để xác định được chính xác ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn lao động đáng tiếc trên, cần phải chờ kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân của vụ tai nạn.

    Trong trường hợp công nhân ngã gây nguy hiểm cho người đi đường cũng phải xác định được nguyên nhân của tai nạn, từ đó mới có thể xác định được trách nhiệm của các bên.

    Hiện dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang thi công trên trục đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) nên lưu lượng xe máy, ô tô di chuyển bên dưới rất nhiều.

    Công nhân thi công đường sắt Cát Linh-Hà Đông gặp tai nạn đáng tiếc.

    Luật sư Kiên cũng nêu ra trường hợp nam công nhân rơi từ trên cao xuống, nếu trúng phải người đi đường sẽ phải xác định rõ người đi đường không có lỗi, nên khi xảy ra tai nạn gây tổn hại cho người đi đường, Ban quản lý dự án phải là người chịu trách nhiệm trước tiên.

    Một là, chi trả chi phí cứu chữa, khắc phục hẩu quả (nếu có).

    Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

    Căn cứ theo quy định này, thì ngay sau khi tai nạn lao động xảy ra, công ty có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí để cứu chữa, khắc phục hậu quả.

    Hai là, bồi thường thiệt hại cho thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động.

    Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 

    Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ mỗi 1,0% suy giảm khả năng lao động (bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%) được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”

    Trước đó, dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cũng đã xảy ra rất nhiều sự cố nghiêm trọng gây hoang mang cho người dân khi tham gia giao thông.

    “Trong trường hợp dự án không đảm bảo an toàn lao động lại để xảy ra tai nạn, gia đình nạn nhân nên nhanh chóng yêu cầu phía công ty giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại. Nếu công ty cố tình trốn tránh trách nhiệm thì có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi công ty này có trụ sở). Đồng thời, gia đình cũng nên chuẩn bị hồ sơ cần thiết để hưởng các chế độ do bảo hiểm xã hội chi trả.” – Luật sư Kiên nhấn mạnh.

    Thời điểm xảy ra vụ việc vào chiều tối ngày 16/10, tại công trường thi công khu vực nhà ga Văn Quán (cách cầu Trắng Hà Đông khoảng 400m về hướng Ngã tư sở), thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, một công nhân bị rơi từ trên cao xuống mặt đường. Nạn nhân đã được nhanh chóng đưa vào bệnh viện 103 cấp cứu.

    BQL dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông xác nhận người công nhân bị rơi tên là Lê Văn L.(19 tuổi, quê Hà Tĩnh), làm việc thi công hạng mục đường ray tại dự án này.

    Qua xác minh từ các công nhân làm cùng ca cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc là đã kết thúc ca làm việc, công nhân L. di chuyển từ mặt sàn dầm (nơi thi công đường ray) xuống sàn nhà ga qua lối cầu thang tạm tầng 2 đã bước, nhảy cách bậc thang, trượt rơi vào sàn chống vật rơi và rơi xuống đường.

    Hải Đăng
    Nguồn: Nguoiduatin

    Clip đang được xem nhiều:

    [mecloud]oyNMGWy2X2[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-cong-nhan-roi-tu-du-an-cat-linh---ha-dong-trach-nhiem-cac-ben-the-nao-a166348.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.