Mới đây, khi đi khám sức khỏe định kỳ, cô Dương ở Hà Nam (Trung Quốc) bất ngờ phát hiện bản thân mắc ung thư phổi.
Trong lúc hỏi chuyện để xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ vô cùng khó hiểu vì cô Dương có chế độ ăn uống lành lạnh, sinh hoạt điều độ. Bên cạnh đó, cô cũng không làm việc trong môi trường độc hại, hoàn toàn không có yếu tố nào có khả năng gây ung thư phổi.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn, bác sĩ biết được chồng của cô Dương có thói quen hút thuốc lá. Cách đây vài năm, anh từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi. Nguyên nhân khiến người phụ nữ bị ung thư phổi đến từ chính chồng cô. Mặc dù không hút thuốc trực tiếp nhưng cô Dương lại liên tục hít phải khói thuốc, tức hút thuốc thụ động, lâu dần gây ung thư.
Kết quả thống kê cho thấy thuốc là là nguyên nhân chính thứ 2 dẫn đến tử vong trên thế giới. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe là điều ai cũng biết và đã được khoa học chứng minh. Điều đáng lo ngại là có hàng trăm nghìn người không bao giờ hút thuốc lá nhưng lại có nguy cơ tử vong vì những bệnh gây ra bởi khói thuốc.
Việc hút thuốc thụ động gây tác hại lớn, thậm chí lớn hơn hút chủ động. Bên cạnh hít phải khói từ người hút thuốc, hút thuốc thụ động còn một dạng khác là third-hand smoke (THS - tạm dịch: khói lần 3), nhằm ám chỉ dư lượng khói thuốc còn bám trên những đồ xung quanh như rèm cửa, thảm, nội thất, quần áo… Một nghiên cứu cho thấy dư lượng khói ấy có khả năng tiếp tục gây hại cho con người.
Ngoài khói thuốc lá, một số nguyên nhân khác có thể gây ung thư phổi gồm ô nhiễm môi trường, hóa chất hoặc do hít phải khí radon, tiếp xúc với Amiăng, tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư ở nơi làm việc.
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư phổi xuất hiện lặng lẽ, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cảnh báo. Khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
- Ho dai dẳng
- Đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Ho có đờm hoặc máu
- Mệt mỏi
Ung thư phổi có thể được phát hiện sớm bằng chụp CT. Tại Mỹ, những người hút thuốc hay có người thân nghiện thuốc, sống trong môi trường ô nhiễm, những người từ 55 - 80 tuổi được khuyến cáo đi sàng lọc ung thư phổi. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá nên đi kiểm tra sức khỏe phổi định kỳ. Những người trẻ đã dừng hút thuốc trong 15 năm có thể ngừng khám sàng lọc ung thư phổi.
Đinh Kim(T/h)