+Aa-
    Zalo

    Vỡ đập thủy điện ở Lào: Nước mắt và những con số đau lòng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau sự cố vỡ đập thủy điện tại Attapeu (Lào), khoảng 2000 ngôi nhà bị san bằng, 8000 người dân đang phải sống tá túc tại các điểm trú. Sau lũ, họ chẳng còn nhà để trở về…

    Sau sự cố vỡ đập thủy điện tại Attapeu (Lào), khoảng 2000 ngôi nhà bị san bằng, 8000 người dân đang phải sống tá túc tại các điểm trú. Sau lũ, họ chẳng còn nhà để trở về…

    [presscloud]3539[/presscloud]

    Huyện Sanamxay, tỉnh Attapue (Lào) có 13 bản thì trong đó có 7 bản bị ngập sâu. Tính đến thời điểm hiện tại, nước đã rút so với những ngày đầu nhưng những bản nằm sâu phía trong gần sông Namse nước chảy rất xiết nên lực lượng cứu hộ rất khó khăn để tiếp cận.

    Khung cảnh tan hoang sau lũ tại bản May, 1/7 bản bị ngập sâu nhất của huyện Sanamxay.

    6 ngày sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy, đã có khoảng 2000 ngôi nhà của người dân các bộ tộc Lào bị cuốn sạch, tài sản của họ cũng đã trôi hết theo dòng nước lũ, 4000 nạn nhân may mắn được cứu sống nhưng… họ chẳng còn nơi để trở về.

    Đó chỉ mới là những con số thống kê sơ bộ của chính quyền huyện Sanamxay tính đến thời điểm hiện tại.

    Nhà cửa, tài sản...

    ...tất cả mọi thứ đều trôi theo dòng nước lũ.

    Ông PhuVan, Phó chủ tịch huyện Sanamxay cho biết, có khoảng 4000 người dân được giải cứu đang lưu trú tại các điểm trường, trụ sở ủy ban, trạm xá… Họ được các bác sĩ thăm khám, cấp phát thuốc phòng và điều trị dịch bệnh. Chính quyền cũng bố trí, huy động khoảng 300 người phục vụ công tác hậu cần, nấu cơm, phát quần áo để chăm sóc cho người dân.

    Tuy nhiên, theo ông PhuVan, khó khăn nhất hiện nay đó là công tác phòng, điều trị dịch bệnh cho người dân trong và sau sự cố, sau nữa là ổn định đời sống, sản xuất cho họ.

    Bùn quánh đặc phủ đỏ cả 13 bản của huyện Sanamxay, trong đó có 7 bản, lượng bùn dày đặc lên đến hơn 1m nên người dân ở đây đang rất cần nước sạch để sinh hoạt, cần thuốc để chữa bệnh, phòng dịch và cần tiền để khôi phục lại cuộc sống.

    ông PhuVan, Phó chủ tịch huyện Sanamxay

    Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các điểm lưu trú, người dân được ăn xôi và cơm ngày 3 bữa do phong tục tập quán ăn uống của người Lào không hay ăn những loại đồ ăn nhanh như mỳ tôm, bánh mỳ… Chính vì vậy, những chuyến hàng cứu trợ về đây chủ yếu vẫn là gạo nếp, nước sạch, quần áo, chăn màn và tiền mặt.

    Người dân chẳng còn lại gì sau thảm họa vỡ đập

    “Chính quyền địa phương đang rất nỗ lực cùng người dân vượt qua sự cố. Tuy nhiên, chúng tôi nhận định phải mất rất nhiều thời gian, ít nhất là 3 – 4 tháng mới tạm ổn định được cuộc sống trở lại cho người dân”, ông PhuVan nói.

    Ngân Hà - Hồ Thắng

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vo-dap-thuy-dien-o-lao-nuoc-mat-va-nhung-con-so-dau-long-a238063.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan