+Aa-
    Zalo

    VKS giữ nguyên quan điểm truy tố bầu Kiên 4 tội danh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Đến ngày thứ 10 phiên xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm với nhiều lập luận gỡ tội được đưa ra. Tuy nhiên hôm nay (30/5), VKS vẫn giữ nguyên quan điểm như đã truy tố.

    (ĐSPL) – Đến ngày thứ 10 phiên xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, dù luật sư và bầu Kiên đưa ra nhiều lập luận gỡ tội nhưng hôm nay (30/5), VKS vẫn giữ nguyên quan điểm như đã truy tố.

    VKS khẳng định: Căn cứ vào lời khai của các bị cáo và ông Long, ông Dương, ông Công (Tập đoàn Hoà Phát) và tài liệu thu thập được, có đủ cơ sở kết luận bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến đều phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Xem clip Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố tội trạng của bầu Kiên:

    Trong năm 2009 và 2010, Công ty B&B đã kê khai thuế nhưng không kê khai số tiền kinh doanh vàng phát sinh từ các hợp đồng trên. Giám định viên Bộ Tài chính đã kết luận, thuế thu nhập doanh nghiệp của B&B là 25 tỷ. Đủ cơ sở kết luận bị cáo Kiên đã chỉ đạo Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Hương để chuyển lợi nhuận của B&B cho Hương rồi Hương chuyển lại cho Kiên. Từ đó cho thấy bị cáo Kiên đã phạm vào tội trốn thế.

    Ở tội danh kinh doanh trái phép: Kiểm sát viên trích dẫn các khái niệm tại các văn bản luật (Điều 3 của Luật Đầu tư, Điều 4 Luật Doanh nghiệp), qua đó cho rằng, việc mua cổ phần, cổ phiếu là hoạt động kinh doanh. Ở đây, 5 Công ty của Nguyễn Đức Kiên không có ngành nghề kinh doanh tài chính (mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn vào doanh nghiệp khác), sau khi thành lập, 5 doanh nghiệp này đã kinh doanh tài chính mà không bổ sung ngành nghề kinh doanh. Do vậy, các công ty này đã vi phạm Điều 9 của Luật Doanh nghiệp.

    Vụ bầu Kiên: VKS giữ nguyên quan điểm truy tố
    Sau 10 ngày xét xử, hôm nay, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bầu Kiên 4 tội danh.

    Theo kiểm sát viên, khi không có mã ngành nghề, thì phải đăng ký kinh doanh, và việc bổ sung ngành nghề này thuộc cơ quan chức năng. Với các căn cứ trên, đại diện cơ quan công tố giữ nguyên quan điểm như cáo trạng, và cho rằng, việc truy tố các bị cáo là đúng pháp luật.

    Đối với tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng: Trước các ý kiến bào chữa của luật sư, VKS cho rằng luận tội của VKS đã phán ánh đúng diễn biến thực tế, không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

    Theo VKS, các bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn cố tình làm trái pháp luật để phục vụ cho mục đích cho riêng ACB vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.

    Cụ thể: Việc mua cổ phiếu ACB đã được các thành viên HĐQT cụ thể là Kiên đưa ra bàn luận tại cuộc họp HĐQT. Nội dung bàn này rất sâu, rất cụ thể là thông qua công ty chứng khoán ACBS, giao cho bị cáo Kiên chỉ đạo để các nhà đầu tư không biết là ngân hàng ACB đang mua cổ phiếu ACB. Cả phương án rủi ro cũng đã được tính đến để vừa đảm bảo thu nhập, vừa lách.

    VKS cho rằng: Bị cáo Kiên đã chỉ đạo ACBS hợp tác đầu tư với 2 công ty của mình, cả việc ACBS phát hành trái phiếu cho KienLongBank và VietBank. Khi đưa vào các mối quan hệ thì rõ ràng các hợp đồng này đều trái pháp luật. Tiền của ACB lại quay lại ACB, núp dưới các hợp đồng liên ngân hàng, hợp tác đầu tư. KienLongBank và VietBank không sai khi họ có cơ hội đầu tư nhưng TGĐ của KienLongBank là đại diện vốn góp của ACB, điều đó đã cho thấy có sự núp bóng. Ngay cả những cán bộ kế toán của VietBank đã thừa nhận nếu không có nguồn tiền này thì không thể mua được trái phiếu của ACB.

    Đối với những tội danh khác, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm như đã truy tố.

    Tại phiên xét xử ngày 27/5, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt các bị cáo mức án như sau:

    Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Kinh doanh trái phép: 18-24 tháng tù; phạt tiền 25-30 triệu, tịch thu tiền kinh doanh trái phép. Trốn thuế: 4-5 năm tù giam: truy thu số tiền gần 25 tỷ đồng, tuyên phạt 2-3 lần số tiền trốn thuế; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 16-18 năm tù giam; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: 14-15 năm tù. Tổng hình phạt là 30 năm tù. 

    Bị cáo Lê Vũ Kỳ (SN 1956, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB): 7-8 năm tù giam.

    Bị cáo Trịnh Kim Quang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB): 6-7 năm tù.

    Bị cáo Phạm Trung Cang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo.

    Bị cáo Lý Xuân Hải (SN 1965, nguyên TGĐ Ngân hàng ACB): 12-14 năm tù.

    Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo.

    Bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1952, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 9-10 năm tù.

    Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 7-8 năm tù.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vks-giu-nguyen-quan-diem-truy-to-bau-kien-4-toi-danh-a34982.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan