+Aa-
    Zalo

    Việt Nam đón mưa sao băng đầu tiên của năm 2017

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Đêm nay (3/1) và rạng sáng ngày 4/1, người Việt sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú của năm, mưa sao băng Quadrantids.

    (ĐSPL) – Đêm nay (3/1) và rạng sáng ngày 4/1, người Việt sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú của năm, mưa sao băng Quadrantids.

    [mecloud]EUUAMudKAy[/mecloud]

    Theo Vnexpress, mưa sao băng Quadrantids diễn ra hằng năm từ 28/12 đến 12/1. Tại Việt Nam thời điểm quan sát tốt nhất là từ 3h sáng 4/1 với số sao băng đạt 50 đến 60 vệt mỗi giờ, không thua những trận mưa sao băng lớn trong năm như Geminids và Perseids.

    Người xem chỉ cần hướng mắt về trời đông bắc, khi chòm sao Bootes - tâm điểm của trận mưa sao băng lên cao. Lúc này ánh trăng không phải là trở ngại, nên nếu thời tiết thuận lợi như trời ít mây sẽ tạo điều kiện người xem chiêm ngưỡng toàn bộ trận mưa sao băng.

    Một trận mưa sao băng. - Ảnh: Earthsky.

    Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, cho biết thêm, đêm nay (3/1) là một đêm không trăng. Đây là thời điểm thích hợp để quan sát mưa sao băng. Thời gian quan sát lý tưởng nhất là rạng sáng ngày 4/1, khi chòm sao Bootes lên đủ cao và sáng, tờ Tri Thức Trực Tuyến đưa tin.

    Vào lúc cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể đạt 50 đến 100 vệt/giờ, đôi khi còn nhiều hơn. Đây là con số không hề thua kém 2 trận mưa sao băng lớn nhất năm là Geminids và Perseids. Dù vậy, Quadrantids thường có ít sao băng dài và sáng hơn, cực điểm của nó cũng không kéo dài bằng 2 trận mưa sao băng trên.

    Chuyên gia khuyên người quan sát nên chọn vị trí góc rộng, nơi không có ánh đèn chiếu thắng vào mặt và không cần mang theo dụng cụ quan sát nào. Hãy để mắt trong bóng tối khoảng 20 phút để làm quen với trời đêm, giúp việc quan sát dễ dàng hơn.

    Ngoài ra, ông Sơn cũng lưu ý một số cách để đảm bảo một trải nghiệm "canh" sao băng thành công nhất. Thứ nhất, người xem có thể theo dõi thời tiết bằng cách nhìn lên bầu trời đêm. Nếu họ có thể nhìn thấy những vì sao bình thường thì cũng sẽ thấy được sao băng khi chúng xuất hiện.

    Thứ hai, người xem không cần mang theo thiết bị hỗ trợ khi quan sát sao băng mà chỉ cần tìm vị trí quan sát tốt, không bị các loại ánh sáng khác như đèn đường, đèn phương tiện giao thông, đèn từ các tòa nhà rọi vào mắt.

    Mưa sao băng Quadrantids diễn ra khi Trái đất trên quỹ đạo của nó đi ngang qua vùng đá bụi vật chất để lại bởi tiểu hành tinh 2003 EH1.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-don-mua-sao-bang-dau-tien-cua-nam-2017-a176895.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan