+Aa-
    Zalo

    Việc gian lận thi cử từ chuyện Hiếu Tiêu và sách Điềm Kiềm ký văn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Phương Hiếu Tiêu (chưa rõ năm sinh, năm mất và quê quán) thi đỗ tiến sỹ năm nào chưa rõ, được bổ làm Thị Độc học sỹ.

    (ĐSPL) - Phương Hiếu Tiêu (chưa rõ năm sinh, năm mất và quê quán) thi đỗ tiến sỹ năm nào chưa rõ, được bổ làm Thị Độc học sỹ.

    Quay cóp - Một hình thức gian lận thi cử.

    Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), ông được cử làm mưu sỹ cho nhà vua và rất được quý trọng. Năm Thuận Trị thứ 14 (1657), Phương Du là người Đồng Thành được mời làm Chủ khảo kỳ thi Hương ở Giang Nam (Trung Quốc).

    Vì tư lợi, Phương Du lấy đỗ bất công, khiến cho sỹ tử ở đây vô cùng phẫn nộ. Trong số đỗ có con của Phương Củng Càn là đồng tông với Phương Du và người em trai thứ 5 của Phương Hiếu Tiêu là Phương Chương Thành.

    Không lâu sau, Cấp sự trung âm Ứng Tiết dâng biểu tố cáo Phương Chương Thành thi đỗ là do đút lót. Vua Thuận Trị xem xong vô cùng tức giận bèn cho cách chức Chủ khảo Phương Du và Tiền Khai Tôn cùng toàn bộ các quan coi việc chấm thi; ra lệnh bắt Phương Chương Thành, Phương Củng Càn về kinh tra xét.

    Tháng 3 năm Thuận Trị thứ 15 (1658), nhà vua cho sát hạch lại số cử nhân do Phương Du chấm đỗ, rồi công nhận 24 người đủ tư cách, xoá tên 14 người.

    Với tội danh "mua bán thi cử làm rối kỷ cương", Phương Du và Tiền Khai Tôn bị chém đầu, còn các quan đồng khảo khác đều bị xử treo cổ. Phương Chương Thành và 8 sỹ tử khác bị phạt đánh 40 gậy trước công đường, bị tịch thu gia sản, cả nhà phải lưu đầy đi Ninh Cổ Tháp. Tiến sỹ Phương Hiếu Tiêu cũng bị lưu đày theo.

    Khi Khang Hi lên ngôi ra lệnh đại xá thiên hạ (1662), cha con Phương Hiếu Tiêu được cho về quê. Năm Khang Hi thứ 12 (1673), Phương Hiếu Tiêu đi du ngoạn xuống phía Nam, gặp lúc Bình Tây Vương Ngô Tam Quế khởi binh chống lại nhà Thanh ở Vân Nam liền bị Ngô Tam Quế bắt giam. Lợi dụng lúc lính canh sơ ý, Hiếu Tiêu trốn thoát được.

    Lần ngao du này, ông thu thập được không ít sử liệu về chính quyền nhà Nam Minh. Về nhà, ông viết quyển Điềm Kiềm ký văn ghi chép lại tương đối tỉ mỉ việc chính sự của vương triều này.

    Biết việc Đới Danh Thế muốn biên tập lại sách Điềm Kiềm ký văn, học trò của ông là Xa Trạm, tình cờ gặp được một chứng nhân đó là Lê Tri, nên báo lại cho thầy.

    Trước đây, Lê Tri từng làm quan trong triều và từng hầu hạ Quế vương Chu Do Lang (1646-1662). Năm Vĩnh Lịch thứ 15 (1661), Quế Vương bị Ngô Tam Quế hại, Lê Tri phải chạy khỏi cung đình, rồi trở thành nhà sư đi khất thực khắp nơi. Do không gặp được Lê Tri, Đới Danh Thế viết thư nhờ Xa Trạm chép lại những gì đã nghe được từ Lê Tri rồi gửi cho ông. Khi Đới Danh Thế nhận được tài liệu, đem đối chiếu với sách Điềm Kiềm ký văn, phát hiện có nhiều sự kiện trái ngược nhau, nhưng vì ông không dám quyết nên không thể thêm bớt được gì.

    Đới Danh Thế còn có một học trò khác tên là Vưu Vân Ngạc, vì yêu văn bút của thầy, nên đã sao chép được hơn 100 bài văn của Đới Danh Thế. Năm Khang Hi thứ 41 (1702), Vưu Vân Ngạc thu thập thêm bản thảo của thầy để khắc in, lấy tên sách là "Nam Sơn tập".

    Năm Đới Danh Thế 52 tuổi (1705), ông mới bắt đầu đi thi Hương ở phủ Thuận Thiên và đỗ đạt. Bốn năm sau, ông lại đi thi Hội và đỗ Đệ nhất danh cống sỹ. Vào thi Đình lại đỗ Giáp đệ nhị danh tức Bảng nhãn và được phong chức Biên tu Hàn Lâm viện.

    Lúc đó, con của Tả Đô Ngự sử Triệu Thân Kiều là Triệu Hùng Chiêu lại đỗ Trạng nguyên, mọi người xôn xao bàn tán, cho rằng tài học của Đới Danh Thế trội hơn Triệu Hùng Chiêu, việc Chiêu đỗ trạng chắc là nhờ Tả Đô Ngự sử Triệu Thân Kiều giúp đỡ. Nghe được, Triệu Thân Kiều liền tìm cách dẹp tin đồn và ngầm tìm cớ triệt bỏ Đới Danh Thế.

    Năm Khang Hi thứ 50 (1711), Triệu Thân Kiều dùng quyển "Dữ Dư Sinh thư" trong "Nam Sơn tập" để dâng sớ tố cáo Đới Danh Thế, phạm tội phóng túng ngông cuồng, bất cẩn, mục đích cuối cùng là tạo nên sách phản và trục lợi. Khang Hi tiếp biểu xong, giao ngay cho bộ Hình nhanh chóng tra xét.

    Thế là hai họ Phương và Đới cùng tất cả những người tham gia in ấn, đề tựa sách "Nam Sơn tập" đều bị bắt giữ. Mấy ngày sau, bộ Hình dâng báo cáo lên nhà vua. Căn cứ tấu biểu của bộ Hình, vua Khang Hi cho rằng vụ án quá nghiêm trọng, bèn triệu tập Cửu khanh nghị án, đồng thời ra chiếu chỉ rằng: Họ Phương trong vụ án đều là một lũ phản loạn, quyết không thể để lại được.

    Căn cứ vào ý chỉ của vua, Hình bộ thượng thư và Cửu Khanh đồng đưa ra ý kiến: Phương Hiếu Tiêu mắc bệnh cuồng điên, đáng thương đã viết "sách nghịch", lại đến Đới Danh Thế cố tình vận dụng sai thêm rồi cho in ấn phát hành, lưu truyền.

    Trong sách có nhiều câu chữ ngông cuồng, bất chấp trung hiếu đại nghĩa. Đây là quốc pháp, phạm vào tội trời đất khó dung phải xét xử trừng phạt nghiêm. Năm 1713, vua Khang Hi quyết định: Xử chém Đới Danh Thế, Lưu đày hai họ Phương, Đới đi Hắc Long Giang, những người như Vưu Vân Ngạc, Phương Bao... bị giam vào Bát kỳ.

    Luật ta: Muốn khép tội một người, phải có chứng cứ

    Thương thay cho họ Phương năm lần bảy lượt bị vướng họa. Vì em trai thi đỗ mà ông bị dính án lưu đày. Trong vụ này, cách xử lý của nhà vua có một chút bất công.

    Thứ nhất, khi Cấp sự trung âm Ứng Tiết dâng biểu tố cáo Phương Chương Thành thi đỗ là do đút lót, vua Thuận Trị phải cho người kiểm tra, nếu đó đúng là sự thật thì mới phán xét bằng hình phạt cụ thể. Nhưng nếu Chương Thành không đút lót thì không thể xử tội lưu đày cả nhà.

    Thứ hai, dù Chương Thành có phạm tội “mua bán thi cử” thì đó cũng chỉ là hành vi của cá nhân ông ta, nếu Phương Hiếu Tiêu không liên quan thì nhà vua cũng không thể vì thế mà bắt ông ta phải chịu án.

    Gian lận trong thi cử sẽ bị xử lý.

    Tuy nhiên, vụ án trên cũng cho thấy người xưa xử rất nghiêm việc gian lận thi cử. Hành vi này còn bị xem là “làm rối kỷ cương” và mức hình phạt rất nặng: Chém đầu, treo cổ, đánh gậy, tịch thu gia sản, lưu đầy.

    Theo luật pháp Việt Nam, việc gian lận thi cử cũng sẽ bị xử lý nhưng biện pháp xử lý nhẹ hơn rất nhiều. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nêu rõ: Phạt từ 6-10 triệu đồng đối với các hành vi đánh tráo bài thi hoặc tiếp tay cho người khác đánh tráo bài thi của người dự thi không đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền; Phạt từ 4-6 triệu đồng với các trường hợp thi hộ, thi kèm, chuyển tài liệu, đồ dùng trái phép vào phòng thi cho thí sinh; làm lộ bí mật số phách bài thi...

    Đối với người thuê, nếu họ đang là học sinh, sinh viên và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trường thì họ phải chịu các hình thức kỷ luật theo quy chế học sinh, sinh viên do bộ GD&ĐT ban hành và nội quy của nhà trường. Hình thức kỷ luật nhẹ nhất là khiển trách và nặng nhất là buộc thôi học.

    Những người tổ chức, môi giới học thuê, thi thuê có thể bị coi là các hoạt động kinh doanh trái phép. Đối với người tổ chức kinh doanh dịch vụ học hộ, thi hộ, theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP, hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

    Ngoài ra, người tổ chức kinh doanh dịch vụ học hộ, thi hộ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự về tội kinh doanh trái phép, mức phạt có thể lên đến 2 năm tù giam.

    Cá biệt, nếu người nào tổ chức thi hộ và làm giả giấy tờ, tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ để có thể bị xử lý hình sự về tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức với hình phạt có thể đến 5 năm tù.

    Tùy thuộc vào hành vi cụ thể, người có hành vi tổ chức thi hộ còn có thể phạm vào tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với hình phạt cao nhất là 7 năm tù nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Vụ án gian lận thi cử đã vậy, còn vụ quyển sách Điềm Kiềm ký văn thì sao? Hai họ Phương và Đới cùng tất cả những người tham gia in ấn, đề tựa sách "Nam Sơn tập" đều bị bắt giữ vì phạm tội phóng túng ngông cuồng, bất cẩn, mục đích cuối cùng là tạo nên sách phản và trục lợi. Kết cục là người bị xử chém, kẻ bị lưu đày...

    Trước khi kết luận một người là có tội thì theo quy định của BLTTHS hiện hành, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự hay không. Nếu có dấu hiệu hình sự thì phải khởi tố vụ án, nếu xác định được người có hành vi phạm pháp luật thì khởi tố bị can để điều tra.

    Chỉ khi nào có đầy đủ bằng chứng để chứng minh người đó đã có hành vi vi phạm pháp luật (trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người có hành vi vi phạm không bị buộc phải chứng minh), cơ quan công tố mới ra cáo trạng và sau đó, tòa án mới đưa vụ án ra xét xử.

    Tại phiên tòa xét xử công khai, nếu nhận thấy chứng cứ buộc tội là chưa đầy đủ và chưa thuyết phục, tòa án có quyền tuyên trả hồ sơ để điều tra lại, điều tra bổ sung hoặc tuyên người đó không phạm tội.  

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viec-gian-lan-thi-cu-tu-chuyen-hieu-tieu-va-sach-diem-kiem-ky-van-a81015.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan