(ĐSPL) - Hiếm thấy một hình tượng người phụ nữ nào đầy quyền lực và tàn ác như Võ Mỵ Nương - Võ Tắc Thiên trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, dù tàn ác, dã man như vậy nhưng Võ Mỵ Nương lại sợ hồn ma và mèo... Bí mật này khiến nhiều người khó tin.
Cuộc đời Võ Mỵ Nương - Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên thường được biết đến với cái tên Võ Mỵ Nương, tên thật là Võ Chiếu. Được biết đến là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí Tài nhân, Chiêu nghi, Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế, Thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí Hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Võ Tắc Thiên vốn là một phi tần trong cung của Đường Thái Tông, bắt đầu hầu hạ vua từ năm 14 tuổi. Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Đường Thái Tông là một vị hoàng đế có tài nhưng Cao Tông, con trai của ông, chồng của Võ Tắc Thiên, lại là một kẻ vô dụng. Sau khi kế vị, Đường Cao Tông không có khả năng tự xử lý việc triều chính, tất cả đều dựa vào ông cậu, lúc bấy giờ là tể tướng Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Sau khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân băng hà, Đường Cao Tông Lý Trị lên ngôi. Còn nói về các phi tần, cung nữ trong cung lúc bấy giờ thì nổi lên có Vương Hoàng hậu, Tiêu Thục Phi. Vương Hoàng hậu tuy là người có gương mặt xinh đẹp nhưng thân hình lại mảnh mai. Ở vào thời đại nhà Đường, phụ nữ đẹp phải là người đầy đặn, béo tốt. Trong khi đó, Tiêu Thục Phi lại có vóc người phốp pháp và vẻ yêu kiều đã chiếm được sự sủng ái của Cao Tông Hoàng đế. Vì sợ bị Tiêu thục Phi tranh đoạt ngôi hậu nên Hoàng hậu đã gửi gắm vào Mị Nương. Bà cho đón Mỵ Nương vào cung để dùng làm công cụ đối phó lại Tiêu Thục Phi.
Lúc mới vào cung, Mị Nương hiền lành đáng yêu, rất được mọi người trong cung quý mến. Nhưng dần dần tình thế thay đổi, Mị Nương liên tiếp sinh hạ hai hoàng tử nên nhanh chóng trở thành thế lực mới trong cung. Từ chỗ là đồng minh, giờ đây Vương Hoàng hậu lại lo sợ, quay ra hợp mưu với Tiêu Thục Phi để đối phó lại.
Từ một con người hiền lành, trong sáng, ngây thơ nhưng chỉ vì những tranh đấu tàn khốc trong chốn hậu cung khiến Võ Mỹ Nương trở nên mưu mô, xảo quyệt, và tàn ác. Đã có không ít người chết dưới “tay” Mỵ Nương, kể cả chính những người con đẻ của mình bà cũng không tha.
Giết con gái để vu oan cho Vương hoàng hậu và nắm quyền, tiếm ngôi
Tháng giêng năm 654, Võ Chiêu nghi hạ sinh người con thứ ba là An Định công chúa, tỏ ra uất ức. Tuy nhiên, Đường Cao Tông lại rất yêu thương công chúa này. Tương kế tựu kế, Chiêu nghi bèn nhân một hôm khi Hoàng hậu đi thăm công chúa vừa về, liền đóng hết cửa rèm lại (cho không khí không lọt vào), rồi bóp mũi giết chết công chúa; sau đó mua chuộc các cung nhân, bảo họ khai rằng việc này là do hoàng hậu ra tay. Cao Tông tin là thật, bảo: "Hoàng hậu giết con ta rồi". Võ Chiêu nghi lại giả vờ khóc lóc thảm thương cho Cao Tông động lòng, còn Vương hoàng hậu không còn cách nào để tự biện minh. Đây được coi như là khởi đầu của sự tàn ác, dã man trong con người Mỵ Nương.
Năm 683, Cao Tông băng hà. Võ Mỵ Nương (Võ Tắc Thiên) lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này đều không vừa lòng bà. Bà tìm cách phế truất, đầu độc Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự thiết triều với danh nghĩa Thái hậu. Cũng theo sử sách ghi chép lại, Võ Tắc Thiên được cho là đã lần lượt đầu độc, hãm hại ba đứa con của mình để nắm quyền và tiếm ngôi.
Sẵn sàng hạ thủ với những ai chống lại mình
Tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Từ đó, Võ Tắc Thiên trở thành nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Từ ngày làm nữ hoàng, bà càng độc ác hơn, ai chống lại bà đồng nghĩa với việc chọn cái chết. Con cái bà cũng có thể diệt trừ nếu như họ làm ảnh hưởng tới triều chính và việc nắm quyền hành của bà. Bà không tin vào ai, ngay cả những người ruột thịt.
Sau khi lên ngôi Hoàng hậu, Võ Tắc Thiên liền lạm dụng thân phận mình tham dự vào chính sự. Trong 5 năm từ năm 655 đến năm 659 công nguyên, Võ Tắc Thiên đã thanh trừ kẻ kình địch trên chính trường, bức chết Thượng thư Chư Toại Lương và Trung thư Trường Tôn Vô Kỵ, bãi miễn chức vụ những ai ủng hộ hai người này.
Năm Hiển Khánh thứ 5, tức năm 660 công nguyên, Đường Cao Tông mắc bệnh nhức đầu không nhìn rõ được vật gì, phải ủy thác Võ Tắc Thiên giúp xử lý chính sự. Do đó, Võ Tắc Thiên đã từ tư cách tham chính chuyển sang chấp chính, bà tuy nấp sau màn nhưng vẫn giật dây toàn bộ thực quyền trong triều đình. Về sau, Cao Tông cảm thấy hối hận, liền hạ mật lệnh cho Trung thư thị lang Thượng Quan Nghi khởi chiếu phế bỏ Hoàng hậu. Nhưng việc này bị bại lộ, Võ Tắc Thiên ra tay trước đã giết chết Thượng Quan Nghi, ý đồ của Cao Tông không thực hiện được, ngược lại khiến Võ Tắc Thiên càng cảnh giác hơn.
Do Võ Tắc Thiên xử lý chính vụ đâu ra đấy, khiến quần thần đều rất kính phục, tuy Cao Tông rất ghét bà độc đoán, nhưng có rất nhiều việc lớn lại không thể không giao cho Võ Tắc Thiên.
Từ năm Thượng Nguyên thứ nhất, tức năm 674 công nguyên,Võ Tắc Thiên với danh nghĩa "Thiên Hậu" bắt đầu chấp chính. Trong 16 năm sau đó, Võ Tắc Thiên đã làm rất nhiều việc để chuẩn bị đoạt ngôi Hoàng đế. Về việc kế thừa ngôi vị, Cao Tông vốn muốn đưa con cả là Lý Huyền lên nối ngôi, Võ hậu đã không nghĩ đến tình máu mủ liền đầu độc Lý Huyền chết, lập người con trai thứ là Lý Hiền làm Thái tử. Nhưng về sau Võ Tắc Thiên lại phế Lý Hiền xuống làm thường dân, lập con trai thứ ba là Lý Hiển làm Thái tử. Năm 683 công nguyên, Lý Hiển lên ngôi vua, một năm sau lại bị Võ Tắc Thiên phế bỏ cải phong làm Lư Lăng vương, lập con trai thứ tư là Lý Đán lên ngôi vua.
Năm 690 công nguyên, Võ Tắc Thiên thấy thời cơ đã chín muồi, liền phế Lý Đán xuống làm vương rồi bước lên ngôi báu, đổi nhà Đường thành nhà Chu, tự hiệu "Thánh Thần Hoàng Đế", đổi Đông Đô Lạc Dương thành Thần Đô, bấy giờ Võ Tắc Thiên đã 67 tuổi.
Đến anh em, họ hàng cũng không tha
Hai người anh, con riêng của cha Võ Mỵ Nương cũng không yên thân. Tại bữa tiệc gia đình ở trong cung, một người vô ý nói rằng họ làm quan là nhờ cha chứ không phải nhờ em làm hoàng hậu, tức thì bị đuổi ra miền biên tái, một người chết ở Lũng Châu, còn người kia ít lâu sau bị buộc tội phản nghịch và bị xử tử (giết hai anh cùng cha khác mẹ).
Vua Cao tông ngày càng chán chường cuộc sống và địa vị của mình. Quyền hành ở tay ông dần dần chuyển sang tay Võ hậu, ông biết nhưng chẳng thiết gì nữa.
Bỗng một ngày kia có bà Hàn quốc phu nhân (Hồ Lan), chị ruột Võ hậu, đến thăm. Cùng đi với bà là cô con gái 18 tuổi rất xinh đẹp, tên là Lan. Cao tông tìm thấy ở bà này vẻ duyên dáng và sức quyến rũ lạ lùng. Hai người rất tương đắc. Rồi một hôm, sau bữa cơm tối, bà Hồ Lan nằm chết co quắp trong phòng riêng (Võ hậu giết cả chị ruột!). Trong cung, chuyện ấy rất thường.
Giết người không ghê tay nhưng Mỵ Nương lại sợ hồn ma và mèo
Sau này, khi đã có quyền thế trong tay, Võ Mỵ Nương đối xử vô cùng tàn nhẫn với Vương hậu và Tiêu Thục Phi. Vì sợ vua mủi lòng nên bà đã ra tay bằng thủ đoạn độc ác, chặt toàn bộ chân tay của họ, đút họ vào trong chum. Và chỉ sau 1-2 ngày là thiệt mạng.
Tương truyền rằng, Tiêu Thục Phi trước khi chết đã nguyền rủa Võ Mỵ Nương, sau này sẽ hóa thành mèo và sẽ về báo hại bà.
Cũng chính vì vậy mà cho dù giết người không ghê tay, nhưng Võ hậu lại rất sợ hồn ma và mèo, cho rằng mèo là do hồn ma hiện lên nên ra lệnh đuổi hết mèo ra khỏi cung. Đêm đêm, ở cung điện cũ, Võ hậu thường thấy hồn ma của Vương hậu và Tiêu phi hiện về nên bà sợ, bèn sai xây cung điện mới, cách cung điện cũ chỉ một khu vườn rộng, đặt tên là Bồng Lai điện, sau đổi là Đại Minh điện. Nhưng hồn ma lại hiện lên ở đây nên Võ hậu sai mời pháp sư tới cúng.
Việc cúng kiến kéo dài nhiều đêm gây nên lắm lời đàm tiếu. Vua Cao tông rình bắt. Một đêm, vua bất thần lên bảo tháp bắt gặp Võ hậu và pháp sư vừa buông nhau ra, quần áo xốc xếch, trên bàn có hai ly rượu. Ông hầm hầm trở về, nghĩ rằng đã có bằng cớ để truất phế hoàng hậu. Nhưng ông đã lầm, Võ hậu còn cao tay hơn ông nhiều, đâu để ông dễ dàng hành động theo ý muốn.
Hôm sau vua cho vời quan Trung thư thị lang là Thượng Quang Nghi. Hai người bí mật bàn luận rồi quan Trung thư thảo cho vua tờ chiếu phế truất hoàng hậu. Nhưng Võ hậu đã cho người theo dõi, biết hết mọi chuyện. Thượng Quang Nghi bị ghép tội đồng loã với thái tử Lý Trung âm mưu cướp ngôi và bị chém đầu. Còn Lý Trung thì được hưởng ân huệ tự treo cổ vì là hoàng tử.
MỸ AN(Tổng hợp)
Nguồn tham khảo: wikipedia; Dân Việt
Xem thêm video:
[mecloud]JdUpGdE3Pk[/mecloud]