+Aa-
    Zalo

    Vì sao Vĩnh Phúc yêu cầu các trường học thu tiền mặt?

    (ĐS&PL) - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu từ năm học 2023 - 2024 các đơn vị thực hiện 100% thu học phí, thu dịch vụ, phục vụ và các khoản thu khác không dùng tiền mặt

    Mới đây, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản số 1517/SGDĐT-KHTC về việc hướng dẫn các khoản thu trong trường học.

    Theo đó, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nghiêm cấm các cơ sở trường học tự ý đặt ra các khoản thu ngoài qui định, không có sự tự nguyện của phụ huynh học sinh và chưa được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

    Tất cả các khoản thu phải thông qua kế toán để hạch toán và phản ánh vào hệ thống sổ sách kế toán, tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm (đối với khoản thu hộ, chi hộ phải hạch toán vào tài khoản phải thu, phải trả). Tuyệt đối không được dùng khoản thu của nội dung này để điều chuyển cho nội dung khoản thu khác hoặc chi cho mục đích khác.

    Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đúng qui định. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước cấp và các khoản thu chưa đáp ứng được một số nhu cầu cấp bách cần phải sửa chữa, nâng cấp thay mới cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho việc dạy và học các nhà trường được phép tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và các tổ chức tự nguyện ủng hộ, đóng góp theo nguyên tắc: Tự nguyện không ép buộc, không cào bằng; công khai minh bạch thu chi với phụ huynh học sinh và các tổ chức cá nhân tham gia ủng hộ.

    Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu không được lợi dụng danh nghĩa Hội cha mẹ học sinh thu tiền xã hội hóa giáo dục. Thủ trưởng cơ sở giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng thu, chi không đúng qui định.

    vi sao vinh phuc yeu cau cac truong hoc thu tien mat
    Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu từ năm học 2023 - 2024 các đơn vị thực hiện 100% thu học phí, thu dịch vụ, phục vụ và các khoản thu khác không dùng tiền mặt

    Cụ thể, về mức thu học phí năm học 2023 - 2024 thực hiện theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của HĐND tỉnh quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2023-2024.

    Đối với các khoản thu hộ là Bảo hiểm y tế học sinh, đây là khoản thu bắt buộc do cơ sở giáo dục tổ chức thu, thực hiện theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

    Về Bảo hiểm thân thể học sinh đây là khoản thu tự nguyện, cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bảo hiểm có uy tín trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, vận động học sinh tự nguyện tham gia.

    Đặc biệt, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu từ năm học 2023 - 2024 các đơn vị thực hiện 100% thu học phí, thu dịch vụ, phục vụ và các khoản thu khác không dùng tiền mặt.

    XEM THÊM: Trường ĐH Luật TP.HCM có tân hiệu trưởng sau 5 năm trống ghế

    Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu cơ sở giáo dục lựa chọn ngân hàng, công ty cung cấp phần mềm cam kết miễn các loại phí: Phí khởi tạo, phí đào tạo, phí dịch vụ thanh toán của phụ huynh học sinh; hỗ trợ lâu dài (100%) phí duy trì phần mềm hằng năm.

    Đồng thời, phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để chấp nhận thanh toán học phí và phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo.

    Sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức sau: mã vuông QR (Chuyển khoản/Thanh toán), qua website (Chuyển khoản/Thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục.

    Nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh, học sinh và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và các dịch vụ phục vụ nhà trường.

    Hoàng Yên 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-vinh-phuc-yeu-cau-cac-truong-hoc-thu-tien-mat-a591832.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan