Quan Vũ còn được gọi là Quan Công, tự là Vân Trường, người Giải Lương, quận Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc), là một vị tướng thời cuối Đông Hán và Tam Quốc. Ông là người góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Vũ là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Ông là người đứng đầu trong Ngũ Hổ tướng nhà Thục, gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.
Quan Vũ được mô tả cao chín thước (tức hơn 2m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Hình tượng của ông thường gắn liền với Thanh Long yển nguyệt đao nặng 82kg và Ngựa Xích Thố.
Năm 1763, Vua Càn Long đời nhà Thanh tôn Quan Vũ làm “Sơn Tây Quan Phu Tử”, trở thành nhân vật duy nhất sau Khổng Tử nhận danh hiệu Phu Tử. Năm 1914 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quan Vũ được thờ chung với Nhạc Phi - “Vũ liệt trung thần” bậc nhất lịch sử Trung Quốc tại Võ miếu.
Ngày nay, Quan Vũ vẫn được thờ phụng ở rất nhiều nơi, không chỉ tại Trung Quốc mà còn các nước Đông Á
Vì sao mộ Quan Vũ hơn nghìn năm không bị xâm phạm?
Ѕử sách chép rằng, Quan Vũ rời Kinh Ϲhâu, rơi vào bẫy của Tôn Quyền và Ƅị vây giết, thọ 58 tuổi. Ƥhần thân Quan Vũ được đích thân Tôn Quуền đem chôn ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc). Phần đầu Quɑn Vũ được gửi về cho Tào Tháo.
Tào Tháo nhìn vào hộp đựng thủ cấp của Quan Công mà cười đùa rằng: “Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ?”. Bỗng nhiên, đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên. Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái hình nhân gằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ theo nghi thức một vương hầu.
Vì vậy mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: “Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây“.
Ƭrải qua hơn 1.800 năm, các nhà khảo cổ Ƭrung Quốc hết sức kinh ngạc khi hai ρhần mộ của Quan Vũ ở Lạc Dương và Đương Ɗương vẫn còn nguyên vẹn.
Trong thực tế lịch sử, có rất nhiều lăng mộ, ngôi mộ cổ bị trộm mộ tấn công, đào xới. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ rằng mộ của Quan Vũ lại không bị kẻ trộm tấn công.
Kỳ tích mộ Quan Vũ không bị trộm được cho là có 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, việc Quan Vũ liên tục được truy phong chứng tỏ các triều đại trên đều rất kính trọng Quan Vũ. Do đó, ngôi mộ của Quan Vũ cũng đương nhiên trở thành địa điểm được bảo vệ hàng đầu. Những kẻ trộm không dám tấn công mộ Quan Vũ bởi e sợ triều đình sẽ điều tra đến cùng. Mặt khác, dân chúng cũng rất tôn sùng võ tướng này. Do đó, cho dù những kẻ trộm mộ liều lĩnh cũng không dại đột nhập hay tấn công ngôi mộ của Quan Vũ.
Thứ hai, mộ tặc phớt lờ mộ Quan Vũ bởi nơi an nghỉ của võ tướng này không có đồ bồi táng quý giá. Mặc dù Quan Vũ được Tào Tháo an táng một cách trọng thể theo nghi thức của chư hầu nhưng điều này không có nghĩa là trong mộ của ông có nhiều đồ vật quý giá.
Người dân trong thời kỳ này cũng bắt đầu đề xuất chôn cất nhẹ nhàng, đơn giản. Ngay cả Tào Tháo, một trong những nhân vật quyền lực nhất thời Tam Quốc, trước khi chết cũng chỉ yêu cầu mai táng một cách đơn giản. Do đó, việc mộ Quan Vũ không có nhiều đồ vật đáng giá cũng là điều dễ hiểu.
Hơn nữa, hình tượng Quan Vũ với sự trung nghĩa, hào hiệp trượng nghĩa từ lâu đã được lưu truyền qua các câu chuyện dân gian, được thần thánh hóa. Ngay cả những người buôn bán, quan chức và những người trong thế giới ngầm đều rất sùng bái ông, Do đó, mộ tặc biết rằng việc xâm phạm lăng mộ sẽ vừa không kiếm được đồ giá trị, vừa bị người đời khinh rẻ, truy bắt.
Mộc Miên(T/h)