+Aa-
    Zalo

    Vì sao lương "khủng" nhưng phi công, tiếp viên hàng không vẫn thích "làm thêm"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thu nhập của phi công, tiếp viên hàng không khá cao, nhưng tại sao họ vẫn thích "kiếm thêm" bằng các con đường khác?

    (ĐSPL) - Lương của phi công, tiếp viên hàng không khá cao, cộng thêm các khoản thu nhập phụ thuộc vào thời gian bay và trợ cấp giờ bay, cùng với phụ phí khách sạn, ăn uống, đi lại... Tuy vậy, một nguồn thu nhập đáng kể của ngành này lại đến từ việc vận chuyển hàng hóa về nước để bán lại lấy lời.

    Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 phút xe máy, con phố Nguyễn Sơn được gọi là “thiên đường hàng xách tay” với khoảng 20 cửa hàng trải dài con phố, cả mặt đường và trong một số ngõ.

    Ở nơi đây, nhiều cửa hàng có quy mô như một siêu thị mini, diện tích mặt bằng có thể lên tới 200 mét vuông, bày bán đủ chủng loại mặt hàng: sữa tắm, bimbim, socola, bàn chải đánh răng, máy đánh trứng, đũa, nồi, xoong chảo, bia, rượu ngoại, mỹ phẩm, kính mắt, dao, đũa… Tất nhiên khi đã được tiếng hàng tốt xách tay từ nước ngoài về nên giá cả cũng rất cao.

    Theo các chủ của hàng xách tay ở Nguyễn Sơn, nguồn hàng họ nhập về đến 90\% là hàng do tiếp viên và phi công "xách tay". Vậy tại sao chỉ bằng con đường xách tay mà hàng hóa nhiều đến như vậy?

    Thông tin trên báo Kiến thức, theo chia sẻ của một số tiếp viên hàng không, theo quy định họ được mang khoảng 30 kg hành lý, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé. Như vậy, nếu tận dụng tối đa để đựng hàng mang về, tổng số hàng mà một tiếp viên được mang khoảng 50 kg.

    Tuy nhiên, tiếp viên vẫn có thể mang nhiều hơn bằng cách gửi bạn bè hoặc "làm ăn" với một số nhân viên của ngành chức năng khác để tăng được số lượng hàng mang về và hai bên ăn chia với nhau. Đây cũng là một trong những cách mà tiếp viên có thể mang hàng lậu từ Nhật về Việt Nam.

    Đem "hàng xách tay" là một nghề "kiếm thêm" trong mỗi chuyến bay đi nước ngoài cho thu nhập khủng của nhiều phi công, tiếp viên hàng không. (Ảnh minh họa).

    Video: Phi công và tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Hàn Quốc vì giấu 6kg vàng dưới đế giày

    Thực tế, tiếp viên hàng không là nghề có thu nhập cao so với mặt bằng chung nhưng lại làm việc trong môi trường rất nhiều cám dỗ và dễ bị cám dỗ. Tiếp viên trên các chuyến bay đi từ nước này qua nước khác khiến họ dễ dàng kiếm thêm thu nhập bằng con đường khác, giống như làm thêm. Môi trường làm việc có cơ hội để kiếm thêm thu nhập chứ không hẳn do thiếu tiền và tiếp viên không chống lại được các cám dỗ đó thì rất dễ vi phạm.

    Nhiều người hẳn sẽ đặt câu hỏi: Phi công, tiếp viên được hưởng lợi thế nào với hàng mang về? Ai cũng biết lương tiếp viên hàng không không hề thấp và nghề tiếp viên cũng như phi công luôn được xã hội rất trọng vọng. Thế nhưng chuyện làm thêm để kiếm thêm thu nhập nếu có cơ hội cũng chẳng ai bỏ qua cả.

    Có một số con đường mà hàng của tiếp viên hoặc phi công mang về sẽ đi như sau:

    Cách 1: Khi hàng mang về đến nơi sẽ có “cửu vạn” mặt đất mang về đổ mối (mối không nhất thiết phải tại Nguyễn Sơn). “Cửu vạn” được nhận tiền vận chuyển rồi nhận và trả tiền cho tiếp viên; một đường dây chặt chẽ và đáng tin cậy được thiết lập.

    Cách 2: Tiếp viên sẽ trực tiếp bắt mối giao hàng cho chủ cửa hàng và ăn tiền công vận chuyển với từng loại mặt hàng.

    Cách 3: Người nhà, người quen tiếp viên mở cửa hàng và tiếp viên đưa hàng về trực tiếp về đó bán.

    Theo nhiều tiếp viên, nguồn hàng mang về  rất đa dạng, nước hoa, mỹ phẩm chủ yếu từ Pháp, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông. Đồ quần áo cũng có nhiều nguồn, tuy nhiên đồ châu Âu rất được chuộng, thương hiệu càng nổi tiếng dễ kiếm tiền.

    Đối với việc tiếp viên giao hàng trực tiếp cho chủ cửa hàng, nguyên tắc ăn chia được thực hiện nhìn chung theo hướng: hàng có giá trị càng cao, thương hiệu càng xịn tiếp viên sẽ được ăn chia càng nhiều, tỷ lệ ăn chia không cố định. Ví dụ, với một lọ nước hoa khi mang về đến nơi (mối sẽ xem hóa đơn tiếp viên mua bên nước ngoài) có giá khoảng 2 triệu đồng, tiếp viên được chia khoảng 200- 300 nghìn.

    Tỷ lệ ăn chia sẽ cao hơn với hàng có giá trị cao hơn. Trường hợp thấp nhất với nước hoa rẻ hơn, tỷ lệ ăn chia tính theo đơn vị khoảng 100 nghìn/mặt hàng. Hoặc đối với một số mặt hàng có giá trị thấp, tiền trả cho tiếp viên tính theo số lượng kg hàng hóa mang về.

    Môi trường làm việc có cơ hội để kiếm thêm thu nhập chứ không hẳn do thiếu tiền và tiếp viên không chống lại được các cám dỗ đó thì rất dễ vi phạm. (Ảnh minh họa).

    Chuyện buồn khó nói

    Mới đây, ngày 15/4, Cục Hàng không cho biết đang phối hợp với Vietnam Airlines (VNA) theo dõi sự việc một cơ trưởng và một tiếp viên của VNA bị hải quan Hàn Quốc tạm giữ.

    Theo đó, ngày 10/3/2015, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong đi trên chuyến bay VN426 của Vietnam Airlines hành trình Hà Nội – Pusan đã bị cơ quan hải quan tại sân bay Gimhae (Pusan, Hàn Quốc) tạm giữ.

    Theo thông tin sơ bộ ban đầu, việc tạm giữ là do 2 người này mang theo 6kg vàng và không khai báo. Sau khi xảy ra vụ việc, nhà chức trách đã thông báo cho Vietnam Airlines sẵn sàng hợp tác để điều tra khi có yêu cầu. Nhưng cho đến nay, nhà chức trách chưa đưa ra yêu cầu và không cung cấp bất kỳ thông tin gì về vụ việc.

    Tổng công ty Hàng không Việt Nam khẳng định sẽ tích cực hợp tác với các cơ quan điều tra, không bao che, tránh né, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời dựa trên các nguồn tin xác thực.

    Báo Một thế giới đưa tin, nguồn tin từ Hàn Quốc ngày 15/4 cho biết trong thời gian bị bắt vì tội vận chuyển vàng vào Hàn Quốc không khai báo, ông Nguyễn Văn Dũng, cơ trưởng chuyến bay VN426 của Vietnam Airlines đã khai ông được trả 250USD nếu mang trót lọt 1 thỏi vàng vào Hàn Quốc. Ông Dũng cũng cho hay ông không hề biết là mình đang thực thi một hành động mang tính chất buôn lậu.

    Theo tin tức trên Trí thức trẻ, chiêu đãi viên của các hãng nổi tiếng bay giữa Washington DC, New York, Chicago, Paris, London, Tokyo hay Bắc Kinh khó mà buôn lậu. Bởi hàng rào thuế quan, hàng hóa những nơi này thừa mứa, giá chênh lệch vài đô la, không đáng phải đặt cược cả cuộc đời nghề nghiệp của mình vào đó. Nếu dính vào vòng lao lý, sẽ hết đời bay trên không và cả việc làm ở mặt đất.

    Nhưng khổ nỗi, thỏi son gió mang từ Tokyo về Hà Nội, có mác Nhật là hàng xách tay thì giá gấp rưỡi. Va li xinh xinh của của người đẹp có thể chứa tới vài hộp, mỗi hộp vài chục thỏi.

    Chai XO 18 năm, Whisky Blue Label, đủ loại rượu mạnh trên thế giới, cứ mang qua cửa khẩu Nội Bài hay Tân Sơn Nhất, lời vài chục đô la. Mà những thứ đó gói gọn trong những va li Samsonite bốn bánh của phi công rất nhẹ nhàng, tưởng như trong đó chỉ vài bộ quần áo và bàn chải đánh răng.

    Một chuyến bay, ngoài lương bổng, ngoài đồ ăn, nơi ngủ miễn phí, nếu được lợi thêm vài trăm đô, tại sao không buôn chút đỉnh, nếu luật không cấm? Cả thế giới này có giá chênh lệch là buôn. Nhất là với vàng, khi mà giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng trong nước hơn 4 triệu đồng/lượng. Nếu phi công, tiếp viên đã nói ở trên đem "lọt" 6 kg vàng của họ về nước thì số tiền công họ nhận được là hơn 30 triệu. Nhưng người thuê họ trừ các loại chi phí vẫn được số lợi nhuận khổng lồ khoảng gần nửa tỷ đồng.

    Khó ai cưỡng lại được lợi nhuận. Thu nhập gần trăm triệu, nhưng nếu kiếm thêm bằng buôn bán vặt mà lên 50-60 triệu/tháng thì cũng nên nghĩ lại. Nhất là khi Tokyo hay Seoul là chặng ngắn, đi về ngay, đánh nhanh thắng nhanh, toàn đồ đắt tiền, dễ bán…

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-luong-khung-nhung-phi-cong-tiep-vien-hang-khong-van-thich-lam-them-a91199.html
    Lương phi công Mỹ cao bao nhiêu?

    Lương phi công Mỹ cao bao nhiêu?

    Tại Mỹ, mức lương một phi công mới vào nghề nhận được còn tùy thuộc vào hãng hàng không mà có thể dạo động từ 14.000 đến 50.500 USD/năm.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lương phi công Mỹ cao bao nhiêu?

    Lương phi công Mỹ cao bao nhiêu?

    Tại Mỹ, mức lương một phi công mới vào nghề nhận được còn tùy thuộc vào hãng hàng không mà có thể dạo động từ 14.000 đến 50.500 USD/năm.