+Aa-
    Zalo

    Vì sao gọi là làng Trinh Tiết?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngôi làng mang tên Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Sự tích về tên làng là câu chuyện giáo dục lớp trẻ trong việc giữ gìn hạnh phúc, đề cao sự son sắt.

    Ngôi làng mang tên Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Sự tích về tên làng là câu chuyện giáo dục lớp trẻ trong việc giữ gìn hạnh phúc, đề cao sự son sắt, thủy chung.

    Cổng làng Trinh Tiết. (Ảnh: Dân trí)

    Làng Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội. Ngôi làng ở vị trí mặt đường 419 theo hướng từ thị trấn Tế Tiêu đến Chùa Hương. Cổng được xây dựng khá hoanh tráng với mái cong, sơn vàng, trên cổng đắp hàng chữ to mang tên “Làng văn hóa Trinh Tiết”.

    Dù có tên gọi độc đáo, có phần “kỳ cục” là vậy nhưng khi tìm hiểu về nguồn gốc của tên gọi này cũng rất thú vị. Theo người dân cho biết, làng vốn có tên là Bối Lang, sau đó lại đổi thành làng Sêu, làng vốn nổi tiếng vì có nhiều cô gái xinh đẹp, dịu dàng, đảm đang.

    Truyền thuyết kể lại, thành Hoàng làng Trinh Tiết là Triệu Quốc Bảo có mẹ là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần. Sau khi sinh hạ con trai thì người chồng qua đời. Trong hoàn cảnh ấy, mặc dù có nhiều người đến ngỏ ý cầu hôn nhưng bà vẫn một lòng thủ tiết, thờ chồng nuôi con.

    Đến thế kỷ XI, khi Vua Lý Thánh Tông đến thăm làng, được nghe lại câu chuyện trên đã vô cùng xúc động. Nhà vua cảm động trước người phụ nữ tài sắc đã thủ tiết thờ chồng, nuôi con thành một vị tướng tài nên đã lập tức đổi tên làng Sêu thanh làng Trinh Tiết như ngày nay.

    Sự tích thôn Trinh Tiết gắn liền với sự thuỷ chung, son sắt, sống có nghĩa có tình. Đó là những phẩm chất đáng quý không chỉ ở thời xưa, mà thời nay cũng vẫn cần phát huy, gìn giữ. Vì vậy, trong các cuộc họp Chi bộ thôn, bảng vàng của thôn, cũng luôn lưu ý nội dung này để tuyên truyền, nhắc nhở toàn dân làng.

    Từ đó người dân nơi đây luôn tự hào gìn giữ cái tên Trinh Tiết. Những người con gái trong làng Trinh Tiết luôn một mực thủy chung với chồng. Những người không may chồng mất sớm cũng quyết không tái giá mà một dạ thủ tiết, thờ chồng nuôi con.

    Với những cô gái đi lấy chồng nơi khác, để chứng minh cho tấm lòng son sắt của mình với làng, trước khi đi lấy chồng, các cô gái tự nguyện đóng góp gạch để lát đường làng. Người đi trước làm gương cho thế hệ sau, cứ như thế trở thành một quy ước, lệ làng.

    Trước khi xuất giá, những cô “gái trinh” phải góp 200 viên gạch để xây dựng đường làng. Nhờ đó mà bộ mặt của làng ngày càng khang trang, đẹp đẽ. Ngay từ thế kỷ XIX, làng Trinh Tiết đã trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vào mùa mưa “gót chân không chạm đất”.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-goi-la-lang-trinh-tiet-a333129.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Gặp lại “o du kích nhỏ”

    Gặp lại “o du kích nhỏ”

    Nhớ lại những hồi ức ngày ấy, mắt o long lanh như tuổi 17 hiên ngang giương cao súng, áp giải tên phi công Mỹ trong bức ảnh lịch sử.