+Aa-
    Zalo

    Vén màn tội ác của nữ ý tá có biệt danh "tử thần" (Kỳ 2): Cuộc điều tra bí mật

    (ĐS&PL) - Dù đã nhiều năm trôi qua, vụ án của "nữ y tá tử thần" Beverley Allitt vẫn là nỗi kinh hoàng và ám ảnh khôn nguôi đối với người dân nước Anh.

    Beverley Allitt còn được biết đến với biệt danh "y tá tử thần" là một trong những kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất nước Anh. Vào năm 1991, khi làm y tá tại Bệnh viện Grantham và Kesteven ở Lincolnshire, Anh, cô ta đã thực hiện một loạt tội ác kinh hoàng đối với những đứa trẻ được đặt dưới sự chăm sóc của mình.

    Đỉnh điểm của tội ác

    Ngày 1/4/1991, cặp song sinh Katie và Becky Phillips (2 tháng tuổi) được giữ lại bệnh viện Bệnh viện Grantham và Kesteven để theo dõi do sinh non. Tuy nhiên, Becky sau đó lại không may mắn được giao cho y tá Beverley tiếp nhận chăm sóc do phát hiện bị viêm dạ dày.

    Y tá Beverley Allitt (bên phải) vờ thân thiết với bé gái Becky và mẹ của cô bé trước khi sát hại nạn nhân. Ảnh: Murderpedia

    Y tá Beverley Allitt (bên phải) vờ thân thiết với bé gái Becky và mẹ của cô bé trước khi sát hại nạn nhân. Ảnh: Murderpedia 

    Chỉ 2 ngày sau, Beverley thông báo rằng rằng Becky có biểu hiện hạ đường huyết và thân nhiệt giảm. Các bác sĩ kiểm tra lại không phát hiện ra bất kỳ căn bệnh nào khác nên bé Becky được đưa về nhà với mẹ là Sue Phillips. Ngay trong đêm, Becky lên cơn co giật và đã không thể qua khỏi trong đêm đó. Khám nghiệm tử thi không xác định được nguyên nhân tử vong. 

    Trong khi đó, người em song sinh còn sống sót của Becky được đưa vào viện Grantham để theo dõi sức khỏe đề phòng. Một lần nữa Beverley lại mặt ở đây với nhiệm vụ hỗ trợ. Không lâu sau khi chăm sóc cho Katie, cô ta lại yêu cầu đội hồi sức cấp cứu cho bệnh nhi này.

    Dù các nỗ lực hồi sinh Katie đã thành công, nhưng chỉ hai ngày sau, cô bé lại rơi vào tình trạng nguy kịch khác khiến phổi bị xẹp. Sau khi hồi phục, Katie được chuyển đến Nottingham và các bác sĩ tại đây bất ngờ phát hiện ra rằng 5 xương sườn của cô bé đã bị gãy và não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do thiếu oxy.    

    Tội ác của Beverley chấm dứt với sự ra đi của Claire Peck (15 tháng tuổi) mắc bệnh hen suyễn. Ngày 22/4/1991, bệnh nhi này bị đau tim sau vài phút được Beverley chăm sóc và đội hồi sức cứu sống. Tuy nhiên, cô bé đã không thoát khỏi bàn tay của "nữ y tá tử thần" trong cuộc tấn công thứ 2.

    Cuộc điều tra bí mật

    Những trường hợp bất thường ở Khoa Nhi đã dấy lên mối nghi ngờ và một cuộc điều tra bí mật đã được tiến hành bởi Tiến sĩ Nelson Porter. Chính vị tiến sĩ này cũng là người đưa ra cảnh báo về việc liên tục xuất hiện các ca bệnh nhi ngừng tim trong hai tháng trước đó. 

    Một cuộc điều tra bí mật được thực hiện để làm rõ sự ra đi liên tiếp của một loạt bệnh nhi. Ảnh: Sky.com

    Một cuộc điều tra bí mật được thực hiện để làm rõ sự ra đi liên tiếp của một loạt bệnh nhi. Ảnh: Sky.com

    Theo đó, lúc đầu các bác sĩ tại bệnh viện nghi ngờ điều này là do một loại virus lây nhiễn trong không khí đưa ra nhưng họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng có liên quan nào. Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra về sự ra đi của Claire cho thấy nồng độ kali trong máu của bệnh nhi này cao bất thường.

    18 ngày sau đó, cảnh sát triệu tập Beverley - người chịu trách nhiệm chăm sóc chính đối với Claire để phục vụ điều tra. Khi khai quật tử thi của Claire, lực lượng điều tra cũng phát hiện ra dấu vết của một loại thuốc được sử dụng làm ngừng tim được gọi là Lignocaine.

    Sĩ quan cảnh sát Stuart Clifton tham gia cuộc điều tra khi đó nghi ngờ có hành vi giết người nên đã tiến hành kiểm tra các trường hợp đáng ngờ khác xảy ra trong 2 tháng trước đó. Kết quả chỉ ra rằng hầu hết hàm lượng insulin trong cơ thể các bệnh nhi tử vong đều cao bất thường.

    Ngoài ra, Beverley được cho là đã báo mất chìa khóa trong tủ lạnh đựng insulin. Tất cả hồ sơ bệnh lý của các bệnh nhi do cô này chăm sóc cũng được cảnh sát lần lại và được kiểm tra kĩ lưỡng. Bố mẹ của các nạn nhân được lấy lời khai và cảnh sát cũng kiểm tra các camera an ninh trong bệnh viện.

    Cuối cùng, các nhà điều tra phát hiện thiếu nhật ký điều dưỡng hằng ngày, tương ứng với khoảng thời gian bệnh nhân Paul Crampton đã ở trong bệnh viện. Đến ngày 26/7/1991, cảnh sát có đủ bằng chứng về tội ác của Beverley nhưng phải đến tháng 4 tháng sau, cô ta mới chính thức bị buộc tội.

    (Còn tiếp)

    Theo dõi kỳ 1 tại đây!

    Theo The Sun và Murderpedia 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ven-man-toi-ac-cua-nu-y-ta-co-biet-danh-tu-than-ky-2-cuoc-ieu-tra-bi-mat-a436654.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan