+Aa-
    Zalo

    VEC xin tăng phí 4 tuyến đường cao tốc vì lý do trả nợ, sửa chữa, trùng tu

    (ĐS&PL) - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xin tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ với 4 tuyến cao tốc đang khai thác. Đơn vị này cũng nêu rõ lý do khi đưa ra kiến nghị tăng giá.

    Báo Tiền phong đưa tin, theo kiến nghị, VEC xin được tăng mức thu phí dịch vụ sử dụng 4 tuyến đường cao tốc gồm:

    - Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình khai thác được 12 năm, mức phí hiện là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn (12 chỗ ngồi trở xuống); 

    - Cao tốc Nội Bài - Lào Cai khai thác được 9 năm, mức phí hiện là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn cho đoạn 4 làn xe, và 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn với đoạn 2 làn xe; 

    - Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây hiện thu mức phí 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn; 

    - Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đang thu mức phí 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn.

    Được biết đây đều là những tuyến đường cao tốc đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay. Năm 2016, Bộ GTVT ban hành Quyết định 3789 phê duyệt phương án tài chính 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư. Theo đó các tuyến đường cao tốc sẽ tăng mức thu theo lộ trình 3 năm/lần, mỗi lần tăng 15%. 

    vec xin tang phi 4 tuyen duong cao toc vi ly do bat ngo
    VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến cao tốc từ năm 2024. Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên, thực tế các tuyến cao tốc của VEC chưa tăng phí lần nào bởi đã thực hiện theo Nghị quyết 35 ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT về việc chưa tăng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT nên từ năm 2017 - 2023.

    Đến nay, VEC đã vạch ra lộ trình tăng phí 3 năm/lần, mỗi lần tăng 12%, thời điểm tăng lần 1 là năm 2024. Như vậy, tính đến hết năm 2023, VEC chưa thực hiện tăng mức giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, theo VietNamnet.

    Lý giải cho việc kiến nghị tăng giá phí dịch vụ sử dụng các tuyến cao tốc đã đưa vào sử dụng trên dưới 10 năm nay, VEC cho rằng cần thiết phải điều chỉnh giá sử dụng đường bộ cao tốc, bởi theo kế hoạch trả nợ các dự án từ năm 2024, chi phí trả nợ của VEC sẽ tăng liên tục, ngoài ra các dự án sau thời gian đưa vào khai thác đã đến thời hạn phải sửa chữa trung tu, đại tu.

    Do đó, việc tiếp tục giữ chính sách nêu trên không phù hợp với phương án tài chính được Bộ GTVT duyệt năm 2016 và năm 2021.

    Trước đó, khi đã cập nhật các thông số, VEC đã tính toán lại phương án tài chính, xây dựng 3 kịch bản tăng phí.

    Kịch bản 1: VEC tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc từ năm 2024 với lộ trình tăng phí 3 năm/lần, mỗi lần 12%. Tổng doanh thu thu phí 5 dự án giai đoạn 2024 - 2030 (bao gồm VAT) đạt 50.798 tỷ đồng.

    Lũy kế dòng tiền hòa chung 5 dự án luôn dương, VEC đảm bảo khả năng trả nợ, có đủ nguồn lực đầu tư đưa dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành vào khai thác đúng tiến độ.

    Kịch bản 2: VEC tăng giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc từ năm 2025 với lộ trình tăng phí 3 năm/lần với tỷ lệ tăng là 12%.

    Khi đó, tổng doanh thu thu phí 5 dự án giai đoạn 2024 - 2030 đạt 48.428 tỷ đồng (bao gồm VAT), giảm 2.371 tỷ đồng so với kịch bản 1.

    Lũy kế dòng tiền hòa chung 5 dự án thiếu hụt giai đoạn 2026 – 2034, với mức thiếu hụt lớn nhất 1.261 tỷ đồng vào năm 2033, phương án tài chính bị phá vỡ.

    Kịch bản 3: VEC tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc từ năm 2027 với lộ trình tăng phí 3 năm/lần với tỷ lệ tăng là 12%.

    Khi đó, tổng doanh thu thu phí 5 dự án giai đoạn 2024 – 2030 đạt 46.750 tỷ đồng (bao gồm VAT), giảm 4.048 tỷ đồng so với kịch bản 1, với mức thiếu hụt lớn nhất 2.301 tỷ đồng vào năm 2034, phương án tài chính 5 dự án bị phá vỡ.

    Trên cơ sở đó, VEC kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận phương án tăng giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc các dự án do VEC làm chủ đầu tư với thời gian tăng thực hiện điều chỉnh từ tháng 1/2024.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vec-xin-tang-phi-4-tuyen-duong-cao-toc-vi-ly-do-tra-no-sua-chua-trung-tu-a602151.html
    Bộ trưởng Bộ GTVT: Chúng ta phải “vừa chạy, vừa xếp hàng, vừa thi công” các dự án cao tốc

    Bộ trưởng Bộ GTVT: Chúng ta phải “vừa chạy, vừa xếp hàng, vừa thi công” các dự án cao tốc

    Tiếp tục phiên chất vấn chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã trả lời nhiều thắc mắc của các ĐBQH về lĩnh vực đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: đường cao tốc thiếu trạm dừng nghỉ, cao tốc không có làn khẩn cấp, tốc độ di chuyển trên cao tốc chưa phù hợp...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ trưởng Bộ GTVT: Chúng ta phải “vừa chạy, vừa xếp hàng, vừa thi công” các dự án cao tốc

    Bộ trưởng Bộ GTVT: Chúng ta phải “vừa chạy, vừa xếp hàng, vừa thi công” các dự án cao tốc

    Tiếp tục phiên chất vấn chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã trả lời nhiều thắc mắc của các ĐBQH về lĩnh vực đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: đường cao tốc thiếu trạm dừng nghỉ, cao tốc không có làn khẩn cấp, tốc độ di chuyển trên cao tốc chưa phù hợp...

    Nâng tốc độ cho phương tiện di chuyển trên cao tốc 4 làn xe lên 90km/h

    Nâng tốc độ cho phương tiện di chuyển trên cao tốc 4 làn xe lên 90km/h

    Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các Cục liên quan rà soát các yếu tố kỹ thuật có liên quan của công trình đường bộ cao tốc phân kỳ đầu tư đang khai thác hoặc đang chuẩn bị thực hiện đầu tư có 4 làn xe cơ giới để đánh giá tính phù hợp và quyết định việc nâng tốc độ khai thác lên 90km/h.