+Aa-
    Zalo

    Vaccine ngừa Covid-19 của Việt Nam bao giờ được thử nghiệm lâm sàng trên người?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo (IVAC), nếu phía Mỹ có phản hồi tích cực về mẫu vaccine ngừa Covid-19 của Việt Nam, IVAC sẽ chuẩn bị các bước tiếp theo để thử nghiệm lâm sàng trên người

    Theo Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), nếu phía Mỹ có phản hồi tích cực về mẫu vaccine ngừa Covid-19 của Việt Nam, IVAC sẽ chuẩn bị các bước tiếp theo để thử nghiệm lâm sàng trên người.

    Ngày 3/8, báo VnExpress đưa tin, Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC tại Nha Trang cho biết hồi tháng 5, phía Mỹ đã chuyển cho IVAC chủng dự tuyển có tên NDV-Lasota-S để cùng phát triển, với mục tiêu là làm sao trong 18 tháng, phải tạo ra được vaccine đủ điều kiện để đưa vào sử dụng.

    Ngay sau đó, Tiến sĩ Thái cùng hơn 20 nhà khoa học của đơn vị ở luôn trong phòng thí nghiệm tại nhà máy, có khi vài ba ngày mới về nhà. Họ thiết lập quy trình sản xuất tương tự như sản xuất vaccine cúm mùa: sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi.

    Nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm tại Viện IVAC.  Ảnh: VnExpress

    Viện có giống gà Pháp được lấy trứng theo quy trình sạch để phục vụ nghiên cứu và đã thành công với sản xuất vaccine cúm mùa, đưa vào lưu hành, đầu năm 2019. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tiêm chủng NDV-Lasota-S vào dịch niệu đệm trứng gà. Quá trình nuôi cấy, virus phát triển túi dịch thì hút dịch chứa virus ra ngoài.

    Sau đó, bắt đầu quá trình tinh chế, lọc tách lấy virus và dùng hóa chất để làm chết virus (bất hoạt). Virus lúc này không còn khả năng gây bệnh, song vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu. Các nhà khoa học sẽ dùng sản phẩm này bào chế sản xuất vaccine. Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có.

    Chia sẻ thêm với PV tờ Tri thức Trực tuyến, Tiến sĩ Thái cho hay, sau khi có kết quả bước đầu, tháng 7/2020, Viện IVAC đã gửi mẫu vaccine sang Mỹ để đánh giá kết quả.

    “Dự kiến cuối tháng 8 năm nay sẽ có kết quả đầu tiên. Nếu phản hồi từ Mỹ tích cực, IVAC sẽ chuẩn bị các bước tiếp theo để thử nghiệm lâm sàng trên người”, ông Thái nói.

    Cũng theo ông Thái, nếu tất cả các kết quả tốt, dự kiến cuối năm 2021 có thể sản xuất vaccine ngừa Covid-19.

    Tuy nhiên Viện trưởng IVAC cũng thận trọng khi cho rằng việc gửi mẫu vaccine sang Mỹ chỉ là bước đầu và chưa thể nói trước được điều gì vào thời điểm này.

    “Quá trình để nghiên cứu thành công một loại vaccine thông thường phải mất từ 7-10 năm. Nhưng trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn tiến phức tạp nên Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan cũng có các chính sách để rút ngắn một số giai đoạn. Dù vậy vấn đề chất lượng luôn phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu”, ông Thái cho biết thêm.

    Ông Thái cho hay, để phát triển một vaccine liên quan đến đại dịch như virus SARS-CoV-2 cần có 3 yếu tố. Thứ nhất là phải có chủng an toàn và và xây dựng miễn dịch có khả năng bảo vệ. Thứ hai là công nghệ phù hợp. Thứ ba là việc phát triển quy mô. Hiện 3 yếu tố trên IVAC đã có sẵn và có thể đáp ứng tốt cho việc nghiên cứu.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vaccine-ngua-covid-19-cua-viet-nam-bao-gio-duoc-thu-nghiem-lam-sang-tren-nguoi-a333125.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan