+Aa-
    Zalo

    Hải quan Trung Quốc giữ lô vaccine Covid-19 sang Canada trong nhiều tuần không rõ lý do

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada xác nhận rằng giới chức hải quan Trung Quốc chưa cho chuyển vaccine sang Canada.

    Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada xác nhận rằng giới chức hải quan Trung Quốc chưa cho chuyển vaccine sang Canada.

    Canada đã đồng ý cho thử nghiệm vaccine của công ty CanSino Biologics hồi tháng 5, nhưng chưa nhận được lô vaccine để thử nghiệm. Ảnh: Công ty CanSino Biologics.

    Hồi giữa tháng 5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo cơ quan chức năng nước này đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với loại vaccine phòng Covid-19 có tên Ad5-nCoV. Đây là sản phẩm phối hợp với một công ty sinh học của Trung Quốc phát triển. 

    Tuy nhiên, nhà khoa học phụ trách dự án Scott Halperin cho biết chưa nhận được lô vaccine thử nghiệm. Giới chức y tế Canada cho biết lô vaccine bị hải quan Trung Quốc giữ lại. 

    Ngày 30/7, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada  cũng xác nhận với South China Morning Post rằng giới chức hải quan Trung Quốc chưa cho chuyển vaccine sang Canada, không nêu rõ nguyên nhân.

    Vào tháng 3, vaccine Ad5-nCoV là ứng viên vaccine Trung Quốc đầu tiên thử nghiệm trên người ở Trung Quốc và vaccine Trung Quốc đầu tiên được chấp thuận thử nghiệm ở nước ngoài.

    Tao Lina, chuyên gia vaccine người Trung Quốc không liên quan tới nghiên cứu của CanSino, nói ông không biết lý do lô vaccine bị giữ lại, nhưng ông cảm thấy bi quan về cơ hội thử nghiệm vì quan hệ Canada - Trung Quốc đang căng thẳng.

    “Quan hệ quốc tế rất quan trọng trong việc hợp tác thử nghiệm lâm sàng”, ông nói với South China Morning Post.

    Hơn sáu tháng sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên cảnh báo thế giới về bệnh viêm phổi bí ẩn ở Vũ Hán (Trung Quốc), WHO cho biết có 166 loại vaccine đang được phát triển để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

    Hầu hết các vaccine đang trong giai đoạn tiền lâm sàng, có nghĩa là vẫn đang được thử nghiệm trên động vật hoặc trong phòng thí nghiệm, nhưng một số ít trong số đó đã đạt được thử nghiệm trên người ở các giai đoạn khác nhau. WHO cho biết có 25 loại vaccine tiềm năng trong các thử nghiệm lâm sàng trên phạm vi quốc tế.

    Đại diện Tập đoàn dược phẩm sản xuất vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ Johnson & Johnson ngày 30/7 cho biết đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người với kết quả lạc quan nhưng vẫn cần thận trọng, sau khi đạt được kết quả khả quan thử nghiệm trên loài khỉ.

    Phát biểu trước báo giới, ông Dan Barouch – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vaccine Beth Israel Deaconess và Giáo sư Y khoa tại Đại học Harvard cho biết: “Theo tôi, đây không phải là cuộc đua giữa các nhà nghiên cứu vaccine hay sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất vaccine khác nhau. Đây thực sự là một phản ứng toàn cầu phối hợp để đối phó với đại dịch".

    Loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 được hợp tác sản xuất giữa Trung tâm Nghiên cứu vaccine Beth Israel Deaconess và Tập đoàn Johnson & Johnson của Mỹ sẽ được tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 trên người tại Mỹ và Bỉ trong tuần này với hơn 1.000 tình nguyên viên sức khỏe tốt trong độ tuồi từ 18 - 55.

    Dự kiến, vaccine này sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm thứ ba trên người vào đầu vào tháng 9 và xin giấy phép sản xuất khẩn cấp vào đầu năm 2021 nếu các thử nghiệm thành công.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-quan-trung-quoc-giu-lo-vaccine-covid-19-sang-canada-trong-nhieu-tuan-khong-ro-ly-do-a332871.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan